xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÔNG CHỪA NGƯ DÂN: Chủ quan và bi kịch

KỲ NAM - BÍCH VÂN

Làm nghề cha truyền con nối, không được trang bị kiến thức về an toàn lao động, sơ cứu thương,… lại chủ quan, nhiều ngư dân phải trả giá đắt

Với kinh nghiệm hơn 30 năm đi biển, ông Nguyễn Văn Tính - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - hơn ai hết hiểu rõ những khó khăn mà ngư dân phải đối diện khi ra khơi.

Mất chân vì vết thương nhỏ

Ông Tính kể lại cách đây mấy năm, một ngư dân ở tỉnh Bình Định tên Thời vào đi bạn với tàu của ông. Chuyến biển đáng lý rất vui vì trúng cá nhưng anh Thời bị cá đâm vào chân. Những tưởng vết thương sẽ không sao nhưng chuyến biển kéo dài; thuốc men, trang bị cứu nạn không bảo đảm nên khi vào bờ, vết thương trên chân anh Thời nhiễm trùng nặng. Khi đưa đến bệnh viện, vết thương đã hoại tử buộc phải tháo khớp. "Từ lao động chính, chỉ vì chủ quan mà Thời bị mất chân, phải ngồi xe lăn. Cuộc sống ngày một khó khăn, Thời phải về quê để được gia đình hỗ trợ…" - ông Tính thở dài.

TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÔNG CHỪA NGƯ DÂN: Chủ quan và bi kịch - Ảnh 1.

Ngư dân được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam khu vực II chăm sóc sức khỏe sau khi bị tai nạn ngoài biển Ảnh: BÍCH VÂN

Hay một vụ tai nạn khác, trong lúc thả neo, anh Kiều Văn Quản (SN 1985, quê Thanh Hóa) bị dây neo quấn khiến cẳng chân đứt lìa. Dù ông Tính đã chỉ đạo bỏ chuyến biển, đưa nạn nhân vào bờ chữa trị nhưng anh Quản vẫn không thoát khỏi cưa chân.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, nhận định ngoài những nguyên nhân khách quan thì thời gian gần đây, tình trạng khan hiếm lao động trên biển xảy ra nghiêm trọng nên các chủ tàu nhận cả lao động chưa có kinh nghiệm. Nhiều trường hợp còn lóng ngóng chưa quen việc nên bị tời, dây neo... quấn vào tay chân. Thậm chí, nhiều trường hợp do say sóng nên té ngã xuống biển mất tích...

Ngư dân tự bơi

Ngư dân Nguyễn Sương (ngụ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) không khỏi xót xa khi nhớ lại tai nạn cách đây hơn 3 năm khi tàu cá ĐNA 90604 do ông làm chủ, đang đánh bắt cá ở vùng biển Thanh Hóa thì bị nghiêng và chìm làm chết 2 ngư dân.

"Nghề cá là cha truyền con nối, học hỏi người đi trước chứ không có ai bày cả. Đã chấp nhận lên thuyền có nghĩa là chấp nhận những tai nạn chực chờ. Nhưng không thể bỏ nghề chỉ đơn giản đó là chén cơm, manh áo của gia đình" - ông Sương trải lòng.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề đi biển, ông Sương đã nối gót theo cha từ năm còn là thiếu niên. Bây giờ, ông là chủ nhân của đội gồm 4 tàu. "Sở dĩ tôi tích góp được bao nhiêu cũng dồn đóng tàu mới để cho đội tàu đi biển có bạn có bè. Đội tàu của tôi lúc nào cũng ra khơi cùng nhau, đánh bắt trên cùng vùng biển để nếu gặp hoạn nạn cũng có thể tự cứu nhau" - ông Sương giải thích.

TAI NẠN LAO ĐỘNG KHÔNG CHỪA NGƯ DÂN: Chủ quan và bi kịch - Ảnh 2.

Một trường hợp ngư dân bị tai nạn trên biển phải đưa vào bờ cấp cứu ở Khánh Hòa Ảnh: KỲ NAM

Ngư dân Nguyễn Văn Thành (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết cơ quan chức năng cũng khuyến cáo ngư dân những việc nên làm và không nên làm khi ra khơi. "Chủ yếu là nhắc ngư dân mang áo phao khi đi biển. Trên thực tế, không ai đi biển đánh cá mà mang áo phao cả. Ngư dân ai cũng biết bơi, tuy nhiên không phải biết bơi là sống được trên biển" - ông Thành nói.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nhưng chủ yếu vẫn còn chung chung và trên lý thuyết. "Không giống như bất cứ nghề nào, ngư dân không được học qua trường lớp và cũng không có lớp học nào cho ngư dân. Họ phải tự học và tự biết làm thế nào để giữ an toàn cho mình khi lênh đênh trên biển" - ông Lĩnh nhận định.

Ngư dân Nguyễn Sương cũng cho biết Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân trang bị miễn phí các thiết bị sơ cấp cứu như băng dán, bông, cán… Tuy nhiên, ông chưa từng học buổi học hay tập huấn gì về sơ cứu, xử lý tai nạn trên biển. "Thiết nghĩ cơ quan chức năng nên tổ chức một buổi tập huấn về xử lý tai nạn trên biển để ngư dân tham gia và học hỏi kinh nghiệm" - ông Sương đề xuất.

Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, do đặc thù nghề cá phải lênh đênh trên biển hằng tháng, thậm chí hằng năm nên ngư dân rất ít khi ở nhà. "Có những lúc kêu gọi được tài trợ, tổ chức lớp học thì ngư dân lại không thể đến do đang ở ngoài biển. Vì thế mà nhiều đơn vị muốn tổ chức cho ngư dân tập huấn này nọ cũng rất khó" - ông Lĩnh giải thích. 

Ngộ độc tập thể trên biển

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV, cho biết mỗi năm, đơn vị phải cử lực lượng đi cứu nạn hàng chục vụ tai nạn lao động mà đa số xảy ra ở các tàu cá, còn nạn nhân là ngư dân nghèo.

Theo ông Bình, tai nạn lao động trên biển có rất nhiều dạng từ trượt té, bị dây quấn, rơi xuống biển, cháy nổ thậm chí cả ngộ độc thực phẩm. Hồi trung tuần tháng 9, 10 ngư dân đi trên tàu cá Quảng Ngãi bị ngộ độc do ăn hải sản câu được. Các nạn nhân bị nôn ói, choáng váng, tay chân bủn rủn, trong đó nhiều người hôn mê. "Rất may tàu này trên đường về bờ tránh bão nên trung tâm đã điều tàu ra cứu nạn khẩn cấp. Sau nhiều giờ đã đưa được các nạn nhân vào bờ cấp cứu. Nếu ở xa bờ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra" - ông Bình kể.

Kỳ tới: Những chiều tang tóc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo