xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tan hoang trong bão

Nhóm Phóng viên

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo không để dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm, đứt bữa sau bão số 10

Ngay trong sáng 15-9, sau khi dự và phát biểu tại Hội nghị Các bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 tại TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy hàng loạt cuộc làm việc tại các địa phương phía Nam theo chương trình dự kiến trước đó để cùng đoàn công tác của Chính phủ bay ra Đà Nẵng rồi theo đường bộ ra Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình chỉ đạo phòng chống bão số 10.

Nghiêm túc thực hiện phương châm "4 tại chỗ"

Tối cùng ngày, làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng cho rằng đây là cơn bão lớn nhất 10 năm qua nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của trung ương, chủ động của địa phương, thực hiện phương châm "4 tại chỗ" nghiêm túc, người dân chủ động phòng chống, chằng chống nhà cửa, nên thiệt hại hạn chế so với cấp độ của bão.

Tan hoang trong bão - Ảnh 1.

Xe đạp, xe máy chất ngổn ngang dọc đường ở tỉnh Hà Tĩnh Ảnh: Bảo Anh

Thủ tướng yêu cầu: "Việc đầu tiên là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân, không để rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa do bão số 10 gây ra". Đối với Quảng Bình, Thủ tướng đồng ý cấp ngay 3.000 tấn gạo hỗ trợ người dân.

Sập ăng-ten cao 100 m

Sáng cùng ngày, bão số 10 kèm mưa lớn gây thiệt hại rất lớn tại tỉnh Hà Tĩnh. Tại thị xã Kỳ Anh, hàng loạt nhà dân, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan sập đổ, tốc mái, nhiều hệ thống giao thông, công trình thủy lợi hư hỏng. Cột ăng-ten cao 100 m của Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) thị xã Kỳ Anh đổ sập. Cột ăng-ten này vừa được bàn giao sử dụng từ tháng 4, đã qua kiểm định chịu được sức gió cấp 12. Lúc 14 giờ ngày 15-9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng dẫn đầu có mặt tại hiện trường nơi cột ăng-ten đổ và cho biết chưa thể kết luận nguyên nhân sự cố, đồng thời yêu cầu Cục Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng vào cuộc xem xét sự cố này.

Tan hoang trong bão - Ảnh 2.

Cột ăng-ten Đài PT-TH thị xã Kỳ Anh đổ sập trong bão Ảnh: Đức Ngọc

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đến kiểm tra tình hình ở tỉnh Hà Tĩnh. Phó Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp, ngành chức năng của tỉnh tập trung thăm hỏi những gia đình bị thiệt hại, ưu tiên hỗ trợ thuốc men, lương thực để người dân ổn định cuộc sống.

Tại tỉnh Nghệ An, hơn 200 nhà dân ở huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò tốc mái, 1 người chết, 1 người bị thương nặng. Gần 1.800 ha hoa màu hư hỏng, nhiều công trình giao thông sạt lở.

Nước sông đang lên

Gió giật cấp 13 kèm mưa lớn quét qua tỉnh Quảng Bình lúc 9 giờ. Dọc đường vào khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (huyện Quảng Trạch), nhiều nhà tốc mái, có căn sập. Cả trường THCS và tiểu học gần đó tốc toàn bộ mái, khuôn viên ngổn ngang cây cối. Khu nhà nội trú của giáo viên cũng sập tường, tốc mái.

Theo cơ quan chức năng, tỉnh Quảng Bình có 2 người chết, 12 người bị thương, 13 căn nhà sập hoàn toàn, 49.155 căn tốc mái, hơn 1.500 căn bị ngập, 6 tàu cá bị sóng đánh chìm, 200 tàu thuyền lớn nhỏ hư hỏng, 1 trạm biến thế đổ sập. Ước thiệt hại ban đầu hơn 1.743 tỉ đồng và tập trung chủ yếu ở các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa. Ngay sau bão, Quảng Bình có mưa to, mực nước ở các sông đang lên nhanh.

Tan hoang trong bão - Ảnh 3.

Hàng trăm hecta cao su ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị gãy đổ Ảnh: Hà Phong

Tại Thừa Thiên - Huế, 609 nhà tốc mái và sập hoàn toàn một nhà hàng nổi. Thiệt hại nặng nhất là ở phường Thủy Phương và Thủy Dương của thị xã Hương Thủy với 430 căn nhà tốc mái. Ông Trương Văn Công, Chủ tịch UBND phường Thủy Phương, cho biết lốc xoáy kèm mưa lớn quét qua khu vực này làm 219 căn nhà tốc mái, 2 người bị thương. Tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), sóng biển xâm thực gây sạt lở bờ hơn 700 m, sâu 3-5 m. Ngoài thiệt hại tài sản, Thừa Thiên - Huế đã có 1 người chết và 3 người bị thương.

Tỉnh Quảng Trị nằm ngoài rìa bão số 10 nhưng cũng có gần 500 nhà dân, trường học tốc mái; 6 căn nhà sập hoàn toàn. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh Linh có 364 căn nhà tốc mái, hơn 500 ha cao su và khoảng 120 ha hồ tiêu gãy đổ. Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết tỉnh này sẽ hỗ trợ 1-7 triệu đồng cho mỗi hộ dân có nhà tốc mái.

Đề phòng lũ quét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo từ nay đến ngày 17-9, trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa vào đến tỉnh Quảng Trị sẽ xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, ngập úng ở các khu đô thị, thành phố lớn như: Vinh (Nghệ An); Kỳ Anh (Hà Tĩnh); Ba Đồn, Đồng Hới (Quảng Bình)...

Theo Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 16 giờ ngày 15-9, bão số 10 làm 3 người chết, hư hỏng 25.828 căn nhà ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; chìm hỏng 40 phương tiện...

Thanh Hóa: Mất liên lạc với 11 ngư dân

Chiều 15-9, ông Nguyễn Văn Luệ - Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa - cho biết tàu cá TH 9366 do ông Nguyễn Văn Tuy (SN 1972; ngụ xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ và là thuyền trưởng đã mất liên lạc với đất liền từ 18 giờ ngày 14-9. Ngoài thuyền trưởng, trên tàu còn 10 ngư dân, xuất bến từ cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) ngày 6-9 đi vào vùng biển Khánh Hòa, Bình Định để đánh bắt hải sản.

Vào khoảng 16 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ của tỉnh Thanh Hóa đã tìm được thi thể anh Phạm Văn Cường (SN 1982; ngụ xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia). Trước đó, anh Cường đang đánh bắt ngoài đầm tôm thì bị nước cuốn mất tích.


Hàng không tăng chuyến bay sau bão

Hãng Hàng không Việt Nam (VNA) từ chiều 15-9 đã khai thác trở lại các chuyến bay đi/đến sân bay Đà Nẵng, Huế sau 1 ngày tạm ngừng để tránh bão số 10. Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), VNA đã dừng khai thác đến hết ngày 15-9; hủy 12 chuyến bay trên các đường bay giữa Hà Nội/TP HCM - Vinh/Đồng Hới/Thanh Hóa.

Hãng Hàng không Vietjet cho biết đã hủy 28 chuyến bay đi và đến các sân bay khu vực miền Trung. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền, điều chỉnh lại lịch bay. Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách tiếp tục theo dõi thông tin cập nhật từ hãng hằng giờ và chỉ nên mang theo hành lý gọn nhẹ trên chuyến bay. Bên cạnh kênh thông tin qua tổng đài, tin nhắn SMS, hành khách cần thường xuyên cập nhật thông tin chuyến bay tại website, mục "Thông tin chuyến bay" để kiểm tra code vé, tra cứu đầy đủ và chính xác về chặng bay, giờ bay để chủ động trong điều chỉnh lịch trình.

T.Hà

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo