xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc

Nhóm phóng viên

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh Bắc Ninh tập trung ngăn chặn, không để dịch lan từ cụm công nghiệp sang khu công nghiệp; TP HCM phải tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc những khu vực có nguy cơ

Trong cuộc họp trực tuyến vào chiều 2-6 với UBND TP HCM và 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác phòng chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo TP HCM phải tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc những khu vực có nguy cơ, có trọng tâm, trọng điểm.

Tránh tình trạng "trở tay không kịp"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP HCM triển khai sử dụng "Tổng đài gọi điện tự động" thăm hỏi sức khỏe tới từng người dân, nếu phát hiện cá nhân có triệu chứng nghi nhiễm sẽ có hỗ trợ y tế kịp thời. TP HCM cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tránh tình trạng "khi có tình huống lại trở tay không kịp"; hướng dẫn thí điểm để công nhân trong khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm, đề phòng tình huống xấu, lực lượng lấy mẫu quá tải khi dịch bệnh bùng phát trong khu công nghiệp. Khi xuất hiện tình huống dịch bệnh bùng phát trong khu công nghiệp, việc tổ chức khoanh vùng, cách ly y tế phải thực hiện chặt chẽ, khoa học, tránh lây nhiễm chéo...

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết tính đến 6 giờ ngày 2-6, Bắc Ninh ghi nhận 934 ca mắc Covid-19 tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 219 ca mắc Covid-19 tại 50 doanh nghiệp ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức xét nghiệm cho gần 80.000 công nhân. Trong những ngày tới, dự kiến số lượng công nhân được xét nghiệm sẽ tăng khi các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (thứ 2 từ phải qua) nghe lãnh đạo Công ty Goertek báo cáo về mô hình “vừa sản xuất vừa chống dịch” Ảnh: CHINHPHU.VN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh Bắc Ninh tập trung ngăn chặn, không để dịch lan từ cụm công nghiệp sang khu công nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh phải xem xét rất kỹ lưỡng, làm rõ nguyên nhân tại sao ổ dịch ở một số xã của huyện Thuận Thành kéo dài cả tháng, chứng tỏ một số nơi trong khu cách ly, phong tỏa không thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội. Tỉnh Bắc Ninh phải tuyệt đối không để tình trạng quản lý lỏng lẻo trong khu cách ly, phong tỏa.

Còn tại Bắc Giang đang tiếp tục tập trung chống dịch tại cộng đồng, điều chỉnh cách thức quản lý đối với các doanh nghiệp; tiếp tục di chuyển công nhân ra khỏi thôn Núi Hiểu (hiện còn 4.000 người), huyện Việt Yên để giảm mật độ, "làm sạch" địa bàn. Ban chỉ đạo đánh giá tỉnh Bắc Giang đang đi đúng hướng trong công tác phòng chống dịch. Tỉnh cần tiếp tục tầm soát ngoài cộng đồng, đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động an toàn.

Chiều 2-6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên với quyết tâm cao sớm dập dịch ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, ổn định sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân. Tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm còn rất lớn. Trước tiên là thần tốc trong truy vết, khoanh vùng, cách ly. Nếu chậm 1 nhịp, để 1 ca F0 phát hiện chậm 1-2 ngày thì có thể tạo ra lây nhiễm nhiều người. Các lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ, nhất là theo dõi, giám sát qua hệ thống camera được lắp đặt tại khu cách ly. Bên cạnh đó, khoanh vùng phải thật đúng, khoanh rộng quá cũng không được, khoanh hẹp quá cũng nguy hiểm. Việc lấy mẫu, xét nghiệm phải thật nhanh, chính xác.

Bệnh nhân nặng gia tăng

Ngày 2-6, Việt Nam ghi nhận thêm 241 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 229 ca ghi nhận trong nước: tại Bắc Giang (157), Bắc Ninh (31), TP HCM (31), Hà Nội (8), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1). Đến nay, Việt Nam ghi nhận 7.813 ca, trong đó 6.294 ca ghi nhận trong nước và 1.519 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 4.724 ca. Trong ngày có thêm 42 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số ca điều trị khỏi lên 3.085 ca. Số ca tử vong là 49 ca.

Theo Bộ Y tế, hiện nước ta có hơn 4.600 bệnh nhân đang điều trị tại 91 cơ sở y tế trên cả nước. Riêng tại Bắc Giang đang điều trị cho hơn 2.600 bệnh nhân. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 125 ca tiên lượng nặng, 104 ca đang thở ôxy gọng kính, 29 ca phải thở máy không xâm nhập, 24 ca đang nguy kịch thở máy xâm nhập và điều trị tích cực, 6 trường hợp nguy kịch phải chạy ECMO.

Nhận định về tình hình bệnh nhân Covid-19 hiện nay, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thống kê từ Tiểu ban Điều trị cho thấy trong đợt dịch này khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng. Cơ thể người mắc ít thấy có biến đổi, sốt không cao, cảm giác mệt mỏi chưa nhiều, viêm phổi chưa biểu hiện. Trong số 20% bệnh nhân Covid-19 có thể diễn biến nặng, có 10% chuyển sang nặng và có nguy cơ rất nặng, tiên lượng tử vong.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết TP đang tăng cường mọi mặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng toàn bộ các điểm cách ly. Hà Nội hiện đã thiết lập 72 cơ sở cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận hơn 30.000 người. Đây là điều kiện để thực hiện giải pháp rất quan trọng, có tính quyết định trong phòng chống dịch Covid-19. Thời gian qua, các khu cách ly tập trung đã được vận hành hiệu quả, đóng góp rất lớn trong bảo vệ sức khỏe nhân dân và đẩy lùi 3 đợt bùng phát dịch trước đây. Từ khi bùng đợt dịch thứ 4 (cuối tháng 4-2021) đến nay, 12/72 cơ sở cách ly tập trung đã tiếp nhận hơn 5.000 công dân, đến nay hơn 1.500 người đã trở về nhà an toàn. Cách ly tập trung vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu để khoanh vùng, dập dịch trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, ở một số khu cách ly tập trung vẫn tồn tại một vài hạn chế về cơ sở vật chất và công tác quản lý, vận hành; trong đó có một số vấn đề đã được phát hiện và xử lý kịp thời tại khu cách ly Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô.

Trong khi đó, tại tỉnh Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái chỉ đạo thời gian tới cần tập trung cao hơn, quyết liệt và đồng bộ hơn nữa, tránh xảy ra những sai sót không đáng có trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch. Riêng tại TP Bắc Giang, mặc dù đến nay đã từng bước kiểm soát được dịch nhưng TP không được chủ quan, lơ là mà phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác.

Nga đồng ý cung ứng 20 triệu liều vắc-xin

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga về vấn đề vắc-xin Covid-19. Hiện phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin trong năm 2021. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian qua, Công ty VABIOTECH, đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế đã hợp tác với phía Nga và dự kiến đến tháng 7-2021 sẽ tiến hành đóng ống, gia công vắc-xin Covid-19 của Nga tại Việt Nam với công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng. Đây là kết quả rất quan trọng để phía Nga có thể tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị của bộ và đề nghị các doanh nghiệp, tập đoàn tiếp tục trao đổi, hợp tác chặt chẽ với phía Nga trong chuyển giao công nghệ để có thể thiết lập nhà máy sản xuất vắc-xin công suất lớn tại Việt Nam nhằm bảo đảm thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu trong tương lai.

Bộ Y tế đang nỗ lực cao nhất để có thêm vắc-xin Covid-19, nhằm giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bên cạnh nguồn vắc-xin của Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận các nguồn vắc-xin khác như COVAX, AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson...

Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 qua nguồn COVAX. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc-xin Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Việt Nam đã đàm phán thành công và ký kết với Pfizer-BioNTech cung ứng 31 triệu liều vắc-xin Covid-19. Trước đó, từ tháng 11-2020, Việt Nam đã đàm phán và ký kết với AstraZeneca khoảng 30 triệu liều vắc-xin Covid-19. "Như vậy, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Hỗ trợ Bắc Giang, Bắc Ninh 3,4 tỉ đồng

Ngày 2-6, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã tới Bắc Ninh và Bắc Giang nắm tình hình và động viên, tặng quà công nhân - lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng như hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại 2 tỉnh.

Tại tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Đình Khang đã trao 1 tỉ đồng và hiện vật của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho LĐLĐ tỉnh Bắc Giang để chăm lo cho công nhân - lao động bị nhiễm bệnh, thuộc diện cách ly và gặp khó khăn do ảnh hưởng đời sống, việc làm bởi Covid-19. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng trao 500 triệu đồng cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ công tác phòng chống dịch và chăm lo cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; trao hỗ trợ 200 triệu đồng cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Lạng Giang.

Tại tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Đình Khang đã trao 1 tỉ đồng và hiện vật của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh để chăm lo cho công nhân - lao động, trao hỗ trợ 500 triệu đồng cho lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh để phục vụ công tác phòng chống dịch và chăm lo cho người dân; trao hỗ trợ 200 triệu đồng cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Thuận Thành.

V.Duẩn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo