xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo sự chủ động để Chính phủ chống dịch

Văn Duẩn - Minh Chiến

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tập trung xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay, tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành

Sáng 23-7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, với tổng số 470/470 số phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 94,19% tổng số đại biểu, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Chính phủ gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ như khóa XIV.

75.000 tỉ đồng cho công tác giảm nghèo

Cùng ngày, QH thảo luận ở tổ về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày, gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỉ đồng. Trong số này, ngân sách Trung ương là 48.000 tỉ đồng; ngân sách địa phương 12.690 tỉ đồng; huy động từ nguồn hợp pháp khác: 14.310 tỉ đồng.

Chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của QH, các bộ, ngành vào sáng cùng ngày, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết qua thảo luận tại kỳ họp, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhiều đại biểu QH đã đề nghị QH cần bày tỏ quan điểm về thực hiện các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, các công điện của Thường trực Ban Bí thư và đồng hành với Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Chủ tịch QH thống nhất QH sẽ không ban hành một nghị quyết riêng về phòng chống dịch Covid-19 nhưng sẽ báo cáo QH bổ sung chương trình kỳ họp thứ nhất về nội dung này. Chính phủ sẽ xây dựng Tờ trình, cơ quan của QH tiến hành thẩm tra để QH xem xét, thảo luận và đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất, biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Trong đó, Chủ tịch QH yêu cầu Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cần tập trung xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay, tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành, kể cả dự phòng các tình huống phát sinh có thể phức tạp hơn. Có những việc được rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết theo quy trình đặc biệt, thậm chí có những việc chưa được quy định trong luật nhưng nếu phát sinh thì cho phép Chính phủ chủ động xử lý.

Tạo sự chủ động để Chính phủ chống dịch - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: VĂN DUẨN

Tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí

Hôm nay, 24-7, theo chương trình, QH nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, sau đó thảo luận tại tổ về nội dung này.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi tới QH, Chính phủ đánh giá công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, do tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước giảm do tác động của thiên tai, dịch bệnh, cân đối ngân sách các cấp khó khăn, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, như tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương (khoảng 2.900 tỉ đồng); cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí, tiết kiệm thêm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách (ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55.000 tỉ đồng, bằng 5% dự toán QH giao). Một số địa phương có kết quả tốt trong tiết kiệm chi thường xuyên như: Hà Nội 1.077,6 tỉ đồng, Bình Dương 678 tỉ đồng, Đồng Nai 498 tỉ đồng…

Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong công tác sắp xếp trụ sở, nhà, đất công. Cụ thể, công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của một số địa phương còn chậm, đạt dưới 50%, như: Ninh Thuận, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Kiên Giang, Quảng Trị, Hà Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa. Trong năm 2020, Chính phủ chỉ rõ còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công ở một số cơ quan, đơn vị. Điển hình như vụ án hình sự "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội xảy ra vào tháng 4-2020.

Hôm nay (24-7), QH thảo luận ở tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. 

Báo cáo của Chính phủ nêu còn một số đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng tài sản công với mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo