xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháo điểm nghẽn về đất đai trong cổ phần hóa

Bài và ảnh: Minh Chiến

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác này

Công tác cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn ì ạch trong những năm qua. Kế hoạch CPH đang lỗi hẹn, từ đầu năm 2021 đến nay, số doanh nghiệp hoàn thành CPH chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vướng mắc lớn về đất đai

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện CPH DNNN, từ năm 2021 đến hết 5 tháng đầu năm 2022, ghi nhận 5 doanh nghiệp CPH với tổng giá trị doanh nghiệp là 642 tỉ đồng, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 474 tỉ đồng. Tính chung trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác CPH chỉ đạt 30% kế hoạch đề ra.

Nhiều "ông lớn" như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Argibank)... đều đã lỡ hẹn CPH trong giai đoạn 2016 - 2021. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, các tập đoàn, tổng công ty có khối lượng nhà, đất phải kiểm đếm, sắp xếp là rất lớn, nằm ở nhiều địa phương nhưng lại chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt tay vào làm nên ảnh hưởng đến tiến độ. Việc sắp xếp nhà, đất có yếu tố khó khăn do lịch sử để lại nhưng nếu doanh nghiệp chủ động và quyết liệt thì tiến độ sẽ khác.

Tháo điểm nghẽn về đất đai trong cổ phần hóa - Ảnh 1.

Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là một trong những “ông lớn” thuộc diện cổ phần hóa

Bộ Tài chính cũng chỉ rõ nhiều cơ sở nhà, đất của DNNN chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; chưa giải quyết được một số tồn tại, vướng mắc các dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các UBND các tỉnh, thành phố, bộ ngành liên quan còn chưa tốt, tiến độ tham gia ý kiến, phê duyệt còn chậm.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng những vướng mắc về đất đai trong CPH đã được nhận diện nhiều năm nay nhưng việc tháo gỡ lại quá chậm, dẫn đến hệ quả chung là CPH không đạt tiến độ đề ra. "Có tình trạng người đứng đầu e ngại CPH, thậm chí sợ trách nhiệm nên triển khai cầm chừng, chờ đợi. CPH sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, tạo thêm được công ăn việc làm... Tuy nhiên, với tiến độ ì ạch cho thấy có tình trạng không muốn rời khỏi những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỉ suất sinh lời cao. DNNN vẫn còn hiện diện trong nhiều ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần duy trì sở hữu vốn".

Tách đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp

Để tháo gỡ điểm nghẽn đất đai trong CPH, nhiều ý kiến đề xuất tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình CPH, thoái vốn tại doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng đất đai trong CPH sẽ được xử lý theo 2 hướng. Thứ nhất, tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất và triển khai phương án CPH theo quy trình đã định. Thứ hai, không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp, trả đất về nhà nước để sử dụng cơ chế cho thuê hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi CPH xong. "Tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình CPH sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ, hài hòa lợi ích, ngăn chặn thất thoát tài sản công và tối ưu hóa các nguồn lực về đất đai…" - ông Nguyễn Minh Phong nói.

Có cùng đề xuất tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình CPH, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp trước và sau khi CPH vẫn là nhà nước giao đất, cho thuê đất, nên giá trị quyền sử dụng đất không gia tăng khi thực hiện CPH mà chỉ khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sở dĩ cần tách công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất khỏi quy trình CPH là bởi việc rà soát hiện trạng sử dụng đất là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước, không phải chỉ khi CPH mới thực hiện việc này.

Bộ Tài chính cho biết thời gian tới sẽ nghiên cứu đổi mới các quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện CPH, thoái vốn. Theo đó, DNNN trước CPH phải chuyển sang thuê đất trả tiền hằng năm và sau CPH phải cam kết thực hiện đúng mục đích sử dụng đất cho sản xuất - kinh doanh, giữ nguyên hình thức thuê đất trả tiền hằng năm. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau CPH phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. 

Cần xây dựng luật về cổ phần hóa

TS Lê Đăng Doanh cho rằng bên cạnh tháo gỡ về thể chế, cần xử lý nghiêm các trường hợp người đứng đầu chần chừ khi sắp xếp, xử lý nhà đất trong tiến trình CPH. Theo ông, dù đã triển khai nhiều năm nhưng CPH chỉ được điều chỉnh bởi nghị định, nên cần phải xây dựng luật về CPH doanh nghiệp. Nếu có luật về CPH sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc, mà lớn nhất hiện nay là xử lý, sắp xếp nhà đất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo