xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm những "cánh tay nối dài"

Lương Duy Cường

Ai mắc bệnh, vào điều trị trong bệnh viện thì ngoài sự chăm lo điều trị từ bác sĩ, còn có thân nhân hỗ trợ những việc thiết thực. Đơn giản là chuyện vệ sinh, ăn uống, nhắc nhở ngủ nghỉ; quan trọng hơn thì canh chừng khi truyền dịch, gọi bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường...

Nhưng đấy là điều trị các bệnh lý bình thường, khác với điều trị các bệnh truyền nhiễm, mà cụ thể thời sự như bây giờ là bệnh Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đang lây lan khủng khiếp. Chính vì thế, khi bệnh nhân vào viện để điều trị thì phó mặc mọi chuyện cho đội ngũ thầy thuốc chứ không có sự hỗ trợ của thân nhân. Đây chính là áp lực lên lực lượng y tế khi số lượng các ca dương tính với SARS-CoV-2 bùng nổ như vừa qua.

Chuyện y - bác sĩ đến bữa không ăn nổi cơm, kiệt sức trong ca trực… chính là hậu quả của sự quá tải ở các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Quá tải thì sẽ không phải lúc nào cũng có y - bác sĩ cận kề bệnh nhân, như thế chất lượng điều trị cũng bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể sự lãng phí nguồn lực do nhân viên y tế phải làm tất cả mọi việc để chăm sóc bệnh nhân. Mà những việc ấy, bình thường thì thân nhân người bệnh chia sẻ được.

Trong bối cảnh ấy, Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi (TP HCM) đã có sáng kiến thành lập các tổ tự quản trong mỗi khu vực. F0 nào còn di chuyển tốt, không trong tình trạng bệnh nặng, nếu tình nguyện thì được tập huấn các kỹ năng chăm sóc cơ bản, kể cả đo nồng độ ôxy với thiết bị SPO2... để giúp y - bác sĩ có thời gian tập trung hơn cho điều trị các ca bệnh nặng. Các tổ tự quản đang được y - bác sĩ xem như "cánh tay nối dài" để phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường nơi bệnh nhân trong khu vực mình quản lý để kịp báo cho nhân viên y tế xử trí.

Đây là sáng kiến rất hay để giải quyết bài toán nhân lực cấp thời trong các khu điều trị Covid-19. Người bệnh tham gia hỗ trợ y - bác sĩ cũng thông qua đó để có thêm kỹ năng chăm sóc người bệnh, thú vị hơn nữa chính là giảm được áp lực tâm lý nặng nề khi phải nhập viện điều trị bệnh.

Từ chuyện này để nghĩ về việc giãn cách và vùng xanh (vùng an toàn) - cũng đang là thời sự nóng của việc phòng chống dịch. Giãn cách thì có nơi làm tốt, có nơi lỏng lẻo; việc bảo vệ các "vùng xanh" cũng thế. Nguyên nhân là do thiếu lực lượng giám sát. Ở các khu dân cư, lực lượng giám sát được chính quyền huy động chủ yếu vẫn là dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên. Quân số của các lực lượng này đều có hạn, chưa kể dịch bệnh kéo dài nên họ đã đến lúc mệt mỏi, giảm sút sự hăng hái.

Nếu chính quyền cơ sở làm tốt việc vận động phong trào quần chúng để mỗi chung cư, mỗi hẻm, mỗi khu nhà trọ… có các đội tự quản, luân phiên tự giám sát dân cư trong nội bộ khu vực mình thì chắc chắn chính quyền sẽ có thêm những "cánh tay nối dài" không chỉ trong giám sát giãn cách, bảo vệ "vùng xanh", mà còn giảm thiểu cả tình trạng người quá khó khăn, người bệnh nặng, thậm chí là người tử vong mà không ai biết như vừa qua đã xảy ra.

Đơn giản vì không một sự giám sát nào từ bên ngoài mà chặt chẽ hơn tai mắt quần chúng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo