xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thơm ngon đặc sản bánh gai tiến vua ở xứ Thanh

Bài-ảnh: Thanh Tuấn

(NLĐO)- Nhắc đến món ngon tiến vua, nhiều người sẽ nhầm tưởng đó phải là “sơn hào hải vị”, nhưng thực tế nhiều khi nó chỉ là những món ăn dân dã của mỗi làng quê Việt Nam. Bánh gai làng Mía ở Thanh Hóa cũng là một trong những món ngon đó.

Làng Mía (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) nằm bên bờ hữu ngạn sông Chu nổi danh với nghề làm bánh gai đặc sản. Chiếc bánh dân dã làm từ lá gai, gạo nếp, đậu xanh, mật mía... được gói trong lá chuối khô mộc mạc. Bánh gai trước là lễ vật dâng vua, sau là sản vật không thể thiếu trong dịp giỗ anh hùng Lê Lai, Lê Lợi và thết đãi khách mỗi dịp lễ hội, Tết đến, Xuân về.

Thơm ngon đặc sản bánh gai tiến vua ở xứ Thanh - Ảnh 1.

Người dân làng Mía làm bánh gai phục vụ nhu cầu Tết

Theo người dân làng Mía, nghề làm bánh gai tồn tại đã hàng trăm năm qua, từ thế kỷ 15, thời Hậu Lê. Thời đó, bánh gai làng Mía là sản vật chỉ được dùng tiến vua Lê và trong các dịp giỗ, Tết, đình đám quan trọng của quốc gia, vì thế bánh gai làng Mía còn có tên gọi khác là bánh gai Tứ Trụ, bánh gai tiến vua.

Những năm gần đây, khi sân bay Thọ Xuân phát triển, du khách gần xa đến với Thanh Hóa ngày một nhiều, đặc sản bánh gai làng Mía càng phát triển mạnh mẽ, nhộn nhịp. Không chỉ giúp làng nghề phát triển trở lại, tạo thu nhập cho người dân địa phương mà nó còn mang hồn cốt, tình cảm của người dân quê đi khắp nơi qua hương vị của mỗi chiếc bánh. Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai tiến vua, chắc sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn rất bình dị này.

Ông Lê Văn Được (một gia đình làm bánh gai) chia sẻ, bánh gai là được làm từ những nguyên liệu rất dân dã, có sẵn trong cuộc sống hằng ngày nên quy trình làm bánh gai cũng không khó nhưng khá công phu, mất công vì trải qua nhiều công đoạn như chọn nguyên liệu, sơ chế, nặn bánh và hấp bánh.

Thơm ngon đặc sản bánh gai tiến vua ở xứ Thanh - Ảnh 2.

Làm bánh gai không khó, nhưng lâu công và mất nhiều thời gian

Theo đó, nguyên liệu không thể thiếu để làm nên chiếc bánh gai là lá gai, gạo nếp được làm sạch, để khô rồi nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với mật mía, lá gai rồi đem vào cối đá giã cho thành một khối nguyên liệu dẻo, mịn, có màu đen bóng của lá gai là được. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường, dừa khô nạo nhỏ. Sau đó, bánh được nắm thủ công thành hình tròn rồi cho nhân vào giữa nắm lại và gói vào lá chuối khô được làm sạch sẽ trước đó.

Công đoạn đuối cùng là cho bánh vào nồi để đồ (hấp). Bánh được cho vào 1 chiếc nồi lớn đã được cách thủy, và được đồ khoảng 1,5 giờ đồng hồ thì bánh sẽ chín. Theo những người làm bánh ở làng Mía, một chiếc bánh đạt yêu cầu, đến được tay người tiêu dùng phải mất khoảng 5 tiếng đồng hồ, và bánh khi thành phẩm phải mịn và có được vị thơm của lá gai, dầu chuối, dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía và bùi bùi của đậu xanh.

Thơm ngon đặc sản bánh gai tiến vua ở xứ Thanh - Ảnh 3.

Lá gai, gạo nếp và một số nguyên liệu khác được giã nhuyễn để làm ra những chiếc bánh như thế này, sau đó gói bằng lá chuối khô và cho vào nồi hấp (đồ) chín

Bà Nguyễn Thị Nhạ cho biết gia đình bà ngày nào cũng làm bánh để phục vụ người dân xa gần, nhưng ngày Tết nhu cầu người dân tăng lên (đặc biệt là người dân vùng Thọ Xuân, thường đặt bánh về ăn Tết và thắp hương) gia đình bà làm nhiều hơn gấp đôi, gấp 3 ngày thường. "Làm bánh ngày Tết có vất vả hơn nhiều, thế nhưng người dân chúng tôi luôn phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất ra những chiếc bánh chất lượng để phục vụ người dân"- bà Nhạ nói.

Theo tìm hiểu, hiện toàn xã Thọ Diên có gần 100 hộ dân làm bánh gai, trong đó khoảng 50 hộ dân làm bánh quanh năm, số còn lại làm mỗi dịp làng xã có lễ hội, ngày Tết. Mỗi ngày, tại đây có thể sản xuất ra thị trường khoảng 80-90.000 chiếc bánh gai để phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, ngày Tết, số bánh gai làm ra thị trường phải gấp đôi, gấp 3 ngày thường.

Hiện nay, giá mỗi chiếc bánh gai được bán dao động từ 4.000 - 7.000 đồng/chiếc tùy từng loại bánh và giá bánh phổ thông là 5.000 đồng/chiếc. Ngày Tết giá bánh có tăng, nhưng không đáng kể.

Thơm ngon đặc sản bánh gai tiến vua ở xứ Thanh - Ảnh 4.

Mỗi chiếc bánh gai như thế này thường có giá khoảng 5.000 đồng/chiếc

Ông Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Diên, cho biết nhờ nghề làm bánh gai truyền thống, những năm gần đây đã có nhiều gia đình trong xã thoát nghèo, hàng trăm người dân nông nhàn có công ăn việc làm thường xuyên, ổn định. Đặc biệt, hiện bánh gai tiến vua làng Mía đã được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng chứng nhận là một trong 10 sản phẩm hàng hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa từ năm 2016.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo