xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng yêu cầu làm rõ, minh bạch giá kit xét nghiệm Covid-19

Minh Chiến

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm trong việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch Covid-19.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra vào ngày 2-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh với sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của các bạn bè, đối tác quốc tế, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, ngay cả những tâm dịch như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca mắc, tử vong ngày càng giảm sâu.

Thủ tướng đánh giá đây là một điểm sáng, kết quả đáng mừng trong quý III và tháng 9 sau khi 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Dù vậy, Thủ tướng lưu ý không được chủ quan, lơ là, nhưng cũng không cực đoan trong phòng, chống dịch, cần thực hiện lộ trình mở cửa an toàn, phù hợp để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ, minh bạch giá kit xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 - Ảnh: Nhật Bắc

Các bộ, ngành, địa phương củng cố hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở và sẵn sàng tăng cường y tế lưu động để bảo đảm người dân được tiếp cận y tế sớm nhất, nhanh nhất từ cấp cơ sở. Tiếp tục thực hiện công thức "5K + vắc-xin + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện việc tích hợp các nền tảng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, nhất là kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi nhất cho người dân.

Tại phiên họp, Thủ tướng đã đề cập đến giá kit xét nghiệm, đây là vấn đề được dư luận quan tâm thời gia quan. Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ và kịp thời thông tin chính thức tới dư luận.

Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực. Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân.

Thủ tướng nêu rõ Chính phủ luôn lắng nghe và trân trọng mọi ý kiến đóng góp, phản ánh, nhưng thông tin đưa ra phải chính xác, tránh những thông tin phỏng đoán, không có kiểm chứng, thiếu căn cứ, ảnh hưởng tới niềm tin và tinh thần đoàn kết, tác động tới tâm lý các lực lượng phòng, chống dịch. "Trong lúc này, càng cần củng cố niềm tin, sự đoàn kết, đồng lòng, vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu"- Thủ tướng nói.

Đối với Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Lãnh đạo Chính phủ lưu ý cần xây dựng, áp dụng các chính sách thỏa đáng cho lực lượng tuyến đầu; huy động nguồn lực y tế ngoài công lập vào phòng, chống dịch.

Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta đã ưu tiên số một cho phòng, chống dịch, đặt sức khoẻ, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết nên phải hy sinh một phần kinh tế.

Nhiều địa phương phải giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn, cho nên tăng trưởng quý III giảm sâu. Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, trong những tháng cuối năm, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tăng trưởng kinh tế tốt hơn. Qua đó, tạo tiền đề cho những tháng đầu năm 2022, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành, địa phương bám sát, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới.

Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, khẩn trương trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong tháng 10, song song với chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ, minh bạch giá kit xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 2.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ các vấn đề về giá kit xét nghiệm

Theo Thủ tướng, các địa phương thực hiện thống nhất toàn quốc việc lưu thông hàng hóa theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm sản xuất bình thường, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không cứng nhắc.

Bên cạnh đó, triển khai ngay các giải pháp phục hồi hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Tháo gỡ các khó khăn giúp doanh nghiệp giữ đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng, nỗ lực sản xuất cho mùa cao điểm, nhất là các bạn hàng lớn ở châu Âu, Mỹ, Đông Bắc Á.

Thủ tướng lưu ý các địa phương một số nội dung liên quan tới việc người dân trở về quê sau khi nới lỏng giãn cách tại một số địa bàn. Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục vận động người dân ở lại, đồng thời triển khai các biện pháp ổn định cuộc sống, tiêm vaccine, quan tâm giải quyết việc làm cho bà con…

Với những người thực sự cần trở về, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ để đưa đón người dân an toàn, trật tự, trên tinh thần tương thân, tương ái, tránh những căng thẳng không cần thiết.

Thủ tướng biểu dương và đề nghị các địa phương tham khảo một số bài học kinh nghiệm tốt như Vĩnh Phúc đã đón hơn 20.000 người dân trở về bảo đảm an toàn, Tiền Giang đón người trở về theo hướng phân cấp, phân tán xuống từng xã, huyện để tránh quá tải, vận dụng quan điểm lấy xã phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay cả nước đã hỗ trợ hơn 18,1 triệu người với kinh phí hơn 14.900 tỉ đồng. Hai chính sách tiếp cận chậm hơn là cho vay trả lương, phục hồi sản xuất; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Theo ông Đào Ngọc Dung, việc tiển khai chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 1-10, các cơ quan đã ngay lập tức khởi động việc này. Tới 12 giờ ngày 1-10 đã hỗ trợ 3.570 người lao động trên cơ sở dữ liệu có sẵn.

Các cơ quan phấn đấu trong 5 ngày hỗ trợ cho tất cả người sử dụng lao động và hỗ trợ cho 12,8 triệu lao động trong tối đa trong 45 ngày, rút ngắn 2/3 thời gian so với yêu cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo