xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm giải pháp "cứu" dự án di dân đội vốn hơn 278 tỉ đồng

Tin-ảnh: Tuấn Minh

(NLĐO)- Nhằm tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án di dân lòng hồ Yên Mỹ, hiện đã đội vốn hàng trăm tỉ đồng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp và đưa ra nhiều phương án nhằm "cứu" dự án, sớm ổn định đời sống người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về việc lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện dự án di dân tái định cư lòng hồ Yên Mỹ từ cao trình (+18.50) m đến (+20.36) m trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định.

Tìm giải pháp cứu dự án di dân đội vốn hơn 278 tỉ đồng - Ảnh 1.

Ông Đàm Văn Khanh, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết dự án chậm tiến độ nhiều năm khiến người dân trong vùng ảnh hưởng "khổ đủ đường"

Đây là dự án được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt ngày 24-11-2017, với tổng mức đầu tư hơn 290 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh theo kế hoạch. Dự án do Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, triển khai thực hiện trên địa bàn 4 xã: Thanh Kỳ, Thanh Tân (huyện Như Thanh); xã Phú Sơn (thị xã Nghi Sơn); xã Yên Mỹ (Nông Cống). Số hộ dân bị ảnh hưởng là 922 hộ.

Theo quyết định phê duyệt, dự án sẽ triển khai trong vòng 4 năm (kết thúc tháng 11-2021). Mục tiêu nhằm ổn định đời sống, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng khi tích nước hồ Yên Mỹ từ cao trình (+18.50) m đến (+20.36) m; đảm bảo các hộ dân sau tái định cư sẽ có cuộc sống ổn định bền vững, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, trật tự và môi trường.

Mục tiêu là thế, nhưng bước sang năm thứ năm, dự án mới chỉ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 16 tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài hơn 16 km, giá trị 47 tỉ đồng. Còn công tác đền bù, di dân tái định cư vẫn "dậm chân tại chỗ", khiến người dân trong vùng dự án "đi chẳng được, ở không xong".

Tìm giải pháp cứu dự án di dân đội vốn hơn 278 tỉ đồng - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Hưng (xã Thanh Tân) bên căn nhà của gia đình đã hư hỏng, xuống cấp nhưng chẳng dám sửa sang vì thuộc vùng ảnh hưởng của dự án

Mặc dù dự án chậm tiến độ, thế nhưng trong báo cáo tháng 12-2021 của Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho thấy tổng mức đầu tư của dự án hiện đã tăng thêm 278 tỉ đồng (từ 216 tỉ đồng lên 495 tỉ đồng). Trong đó, huyện Nông Cống tăng từ 16,8 tỉ đồng lên gần 42 tỉ đồng, huyện Như Thanh tăng từ 80 tỉ đồng lên hơn 302 tỉ đồng; thị xã Nghi Sơn từ 118 tỉ đồng lên 150 tỉ đồng.

Trước việc dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, ngày 17-3-2022, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình và có kết luận yêu cầu Sở NN-PTNT Thanh Hóa khẩn trương xây dựng kế hoạch tổng thể cấp nước từ các hồ chứa nước lớn trên địa bàn để có kịch bản luân chuyển nước đảm bảo phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng phụ cận. Trong đó, yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với các sở ngành địa phương xây dựng 3 phương án.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, cho biết sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã xây dựng cụ thể các phương án và tới đây sẽ họp lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan để thống nhất phương án, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định.

Tìm giải pháp cứu dự án di dân đội vốn hơn 278 tỉ đồng - Ảnh 3.

Hồ Yên Mỹ là 1 trong 3 hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, nơi cung cấp nguồn nước chính cho Khu kinh tế Nghi Sơn

Theo đó, tại phương án 1, tiếp tục giữ nguyên việc di dân tái định cư lòng hồ Yên Mỹ từ cao trình (+18.50) m đến (+20.36) m, tính đúng, tính đủ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân theo đơn giá dự kiến trong các dự thảo thay thế các quyết định 3161, 3162 ngày 26-9-2014 (dự kiến số tiền tại các dự thảo này tăng từ 216 tỉ đồng lên 495 tỉ đồng). Tuy nhiên, theo dự thảo mới nhất thì số tiền thực hiện phương án này tiếp tục đội vốn lên gần 600 tỉ đồng (tăng thêm 100 tỉ đồng).

Tại phương án 2, sẽ nâng mức tích nước lên cao trình (+19.50) m. Theo phương án này, sẽ có 21 hộ dân bị di dời, diện tích đất bị thu hồi khoảng 186 ha (giảm 87 ha so với cao trình (+20.36) m), đồng thời cho thực hiện nạo vét lòng hồ theo hình thức xã hội hóa. Kinh phí tại phương án này khoảng 370 tỉ đồng.

Về phương án cuối cùng, sẽ nâng mức tích nước hồ lên cao trình thiết kế (+20.36), thực hiện nạo vét tăng dung tích và đắp bờ bao quanh hồ với chiều dài khoảng 8,6 km. Phương án này sẽ giảm diện tích đất cần giải phóng xuống 83 ha. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 430 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo