xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM , Bình Dương: Chống dịch ở trạng thái cao nhất

Ngọc Dung - Phan Anh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc khoanh vùng tại Bình Dương phải thực hiện chặt chẽ để hạn chế thiệt hại về kinh tế

Bộ Y tế cho biết ngày 23-6, Việt Nam ghi nhận thêm 220 ca mắc mới gồm 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 217 ca ghi nhận trong nước.

TP HCM vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất với 152 ca, Bình Dương (23), Bắc Giang (11), Nghệ An (7), Đà Nẵng (6), Long An (5), Hưng Yên (4), Bắc Ninh (4), Lào Cai (2), Kiên Giang (2), Bắc Kạn (1). Trong đó 196 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Đến nay, Việt Nam có 13.947 ca mắc, trong đó 12.227 ca ghi nhận trong nước và 1.720 ca nhập cảnh.

Nhiều trường hợp F0, F1 khai báo quanh co

Sáng 23-6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Thường trực Ban Chỉ đạo và lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết Bình Dương đang tập trung xử lý hai chuỗi lây nhiễm lớn, phức tạp, một tại phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) với 20 ca và Công ty Việt Nam House Wares (phường Bình Chuẩn, TP Thuận An) với 86 ca vì đến nay chưa xác định được nguồn lây. Theo ông Chương, điều đáng lo là ý thức người dân có phần lơ là chủ quan, nhiều trường hợp F0, F1 khai báo quanh co, không trung thực. Vì vậy, toàn hệ thống chống dịch của Bình Dương đang đặt trong tình trạng trực chiến cao nhất.

Sáng cùng ngày, hai lãnh đạo của Bộ Y tế là Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Thứ trưởng Trần Văn Thuấn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình Dương.

TP HCM , Bình Dương: Chống dịch ở trạng thái cao nhất - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 2 từ trái qua) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bình Dương sáng 23-6 Ảnh: THÀNH ĐỒNG

Sau khi kiểm tra một số cơ sở cách ly, khu vực phong tỏa, khu nhà trọ công nhân, sáng cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận xét nguy cơ lây nhiễm giữa KCN, các nhà máy, doanh nghiệp và khu dân cư xen kẽ là rất lớn. Một số điểm thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa theo các mức độ nguy cơ chưa thực hiện nghiêm. Công suất lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly, điều trị của Bình Dương cần được tăng cường mới có thể đáp ứng được yêu cầu nếu dịch diễn biến căng thẳng hơn.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nguy cơ dịch bệnh ở Bình Dương rất lớn, không chỉ trong các KCN mà còn ở các nhà máy, doanh nghiệp xen lẫn trong khu nhà trọ. Với những ổ dịch đã được phát hiện, Bình Dương cần tập trung khoanh gọn, xét nghiệm nhanh, thu hẹp dần điểm phong tỏa. "Qua phân tích của các chuyên gia, các số liệu cho thấy Bình Dương có thể ít nhiều trong cộng đồng đã có dịch. Do đó, việc giãn cách xã hội, khoanh vùng, phong tỏa phải cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện trên diện rộng, linh hoạt trong việc phong tỏa theo điểm hẹp (cấp xã, khu dân cư) theo mức nguy cơ. Việc khoanh vùng phải thực hiện chặt chẽ để hạn chế thiệt hại về kinh tế, khiến người dân lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch" - Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng lưu ý Bình Dương cần chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất truy vết, dập dịch ngay những khu đã khoanh vùng. Mũi thứ hai tập trung lấy mẫu xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng. Đối với công tác phòng chống dịch trong KCN, Phó Thủ tướng đề nghị Bình Dương chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng phương án cho công nhân sản xuất gắn với chỗ ở, tuyến xe di chuyển. Trong trường hợp có ca mắc ở phân xưởng, doanh nghiệp, chỉ cần khoanh gọn lại, không làm ảnh hưởng đến sản xuất chung. Phó Thủ tướng yêu cầu Bình Dương cần chuẩn bị kỹ phương án cách ly F1 tại nhà, bảo đảm điều kiện an toàn dịch tễ. Đối với các khu nhà trọ, Bình Dương áp dụng thiết chế cách ly tập trung tại chỗ hoặc giải phóng toàn bộ khu trọ, khẩn trương làm sạch; sau đó đưa công nhân không nhiễm bệnh quay trở lại…

TP HCM triển khai khai báo y tế điện tử

UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về khai báo y tế điện tử tại TP HCM.

UBND TP HCM yêu cầu triển khai ứng dụng khai báo y tế điện tử trên địa bàn TP HCM từ ngày 24-6. Đối tượng áp dụng là người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người. Cụ thể là các địa điểm kinh doanh, làm việc gồm trụ sở làm việc, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy, xí nghiệp. Nơi tập trung đông người gồm: bệnh viện, các cơ sở y tế, chung cư, trường học, nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, phương tiện giao thông công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu. UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp Sở Y tế và các đơn vị có liên quan cấp tài khoản quản lý cho các đối tượng nêu trên tiến hành đăng ký khai báo y tế trên "Hệ thống khai báo y tế điện tử"; chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng nêu trên thực hiện khai báo y tế trên "Hệ thống khai báo y tế điện tử" trước khi giao dịch nhằm phục vụ truy vết, điều tra dịch tễ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cũng vừa ký quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Phạm Ngọc Thạch. Bệnh viện này có quy mô 550 giường với 450 nhân viên, hoạt động trên cơ sở trưng dụng một phần Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Kinh phí hoạt động được cân đối từ nguồn ngân sách TP HCM. Bệnh viện tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cũng ký quyết định thành lập thêm loạt khu cách ly tập trung có thu phí tại khách sạn. Theo đó, TP HCM thành lập thêm 10 khu cách ly tập trung tại khách sạn. Trong đó, 7 khách sạn tại quận 1; 3 khách sạn tại quận 3, TP Thủ Đức và quận Tân Bình. 

TP HCM tổng lực xét nghiệm

Ngỳ 23-6, HCDC công bố quận Bình Tân đang triển khai chiến dịch xét nghiệm tầm soát mở rộng lớn nhất TP từ trước tới nay. Chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm từ ngày 20-6 đến ngày 23-6 cùng với sự tham dự của nhiều đội lấy mẫu đến từ các bệnh viện và sinh viên ngành y toàn TP. Chiến dịch được thực hiện với trên 60 điểm lấy mẫu và tính đến hết ngày 22-6, TP đã lấy được trên 470.000 mẫu xét nghiệm. Qua đánh giá nguy cơ, chuỗi liên quan chung cư Ehom 3 tại quận Bình Tân là chuỗi có số ca nhiễm cao thứ hai tại TP HCM (196 ca nhiễm), chỉ đứng sau chuỗi liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng (587 ca nhiễm). Bên cạnh đó, chuỗi lây nhiễm liên quan chợ khu phố 2, phường An Lạc (43 ca nhiễm) cũng được coi là một trong những điểm nóng tại TP HCM (số liệu trên được cập nhật đến hết ngày 21-6). N.Thạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo