xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Kéo dài chi trả gói hỗ trợ đợt 3 đến ngày 22-10

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) - Theo kế hoạch, việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 kết thúc ngày 15-10 nhưng do còn hơn 2,5 triệu người chưa nhận nên TP HCM sẽ kéo dài việc chi trả thêm vài ngày

Tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 18-10, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP, cho biết từ ngày 13-10, đã có 15 tỉnh, thành thống nhất phương án vận tải liên tỉnh và chỉ có 10 tỉnh, thành đưa vào hoạt động. Tổng số chuyến đã hoạt động là 159 với 1.499 hành khách đến/đi. Tất cả xe xuất bến đều được kiểm tra, tuân thủ quy định về phòng chống dịch của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ tiêu chí về an toàn phòng chống dịch của TP HCM.

Tuy nhiên, một nhà xe trên tuyến đi Đắk Lắk đã vi phạm trong việc đón khách dọc đường. Khi kiểm tra xe này, lực lượng chức năng phát hiện có hành khách dương tính.

TP HCM: Kéo dài chi trả gói hỗ trợ đợt 3 đến ngày 22-10 - Ảnh 1.

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, thông tin tại buổi họp báo chiều 18-10

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP HCM, cho biết theo số liệu từ các KCX-KCN, Khu Công nghệ cao, hiện có khoảng 134.850 người lao động quay trở lại làm việc, bên cạnh hơn 5.000 người lao động của các doanh nghiệp nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện. 

TP HCM: Kéo dài chi trả gói hỗ trợ đợt 3 đến ngày 22-10 - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP HCM, chia sẻ thông tin tại buổi họp báo

Theo ông Lâm, trước đó, TP HCM có văn bản hướng dẫn phương thức đón người quay trở lại TP làm việc. Hiện nay, TP có 127 cơ quan, tổ chức giới thiệu việc làm. Người lao động trở lại có 2 hướng là đến theo lời mời của công ty cũ hoặc muốn tìm việc làm mới. 

Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP HCM đã khảo sát và có danh sách cụ thể nhu cầu người tìm việc, việc tìm người giao cho cơ quan chuyên môn để kết nối doanh nghiệp, mời người lao động phỏng vấn. Ngoài ra, sở cũng có trung tâm giới thiệu việc làm để kết nối.

Về việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3, ông Lâm cho biết đến nay, TP HCM đã hỗ trợ 5.066.506 trường hợp. Theo kế hoạch, việc hỗ trợ đợt này kết thúc ngày 15-10 nhưng đến nay, trên địa bàn vẫn còn hơn 2,5 triệu người chưa nhận chi trả hỗ trợ. Số này hầu hết là người kê khai nhưng không có mặt ở địa phương, người đang ở khu cách ly… TP HCM sẽ kéo dài việc chi trả này đến ngày 22-10. 

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các quận - huyện và TP Thủ Đức hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Công văn này giải thích chi tiết cách tính các tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch. Theo đó, dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc-xin và đảm bảo khả năng chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng, quận - huyện đánh giá phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Cụ thể:

Tiêu chí ca mắc mới tại cộng đồng được xác định bằng phương pháp RT- PCR. Tùy tình hình diễn biến của dịch, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM sẽ xem xét quyết định giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho từng quận - huyện, TP Thủ Đức để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương .

Tiêu chí độ bao phủ vắc-xin được tính bằng tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều để xác định cấp độ dịch. Tiêu chí phụ là độ bao phủ vắc-xin để điều chỉnh cấp độ dịch, nếu không đạt tiêu chi này thì tăng thêm 1 cấp độ dịch.

Tiêu chí đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh theo các tuyến theo kế hoạch. Tùy theo cấp độ dịch tại các phường, xã, thị trấn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương quyết định thời điểm kích hoạt trạm y tế lưu động.

Kế hoạch phải thể hiện rõ số trạm hiện hữu tương ứng số F0 hiện diện và số trạm lưu động dự bị để sẵn sảng ứng phó khi dịch bệnh bùng phát; khi có 10 F0 trên địa bản phường, xã, thị trấn thì phải có ít nhất 1 trạm y tế lưu động. Tổng số trạm y tế lưu động dự bị ước tính tối thiểu bằng 50 % số trạm y tế lưu động lúc cao điểm nhất của đợt dịch vừa qua.

Cùng với đó, các địa phương phải xây dựng kế hoạch hình thành tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng theo Quyết định 4349 của Bộ Y tế, chú ý tình huống khi dịch bệnh bùng phát ở cấp độ 3,4,5.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo