xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM lập 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án

Bài và ảnh: DI LÂM

Khi vụ việc dân sự và hành chính được giải quyết dựa trên cơ sở đồng thuận giữa các bên thì chuyện "chạy án" sẽ mất dần. Người dân không còn nghi ngờ đội ngũ thẩm phán

Tại hội nghị triển khai thí điểm tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính (gọi chung là hòa giải, đối thoại) ở TP HCM diễn ra ngày 7-11, TAND TP ra mắt 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND TP và tòa án 9 quận, huyện trực thuộc. Trung tâm hòa giải, đối thoại có nhiệm vụ hòa giải những tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân - gia đình, lao động; đối thoại khiếu kiện hành chính.

Cảnh báo chất lượng xét xử

Thống kê từ TAND TP HCM nêu rõ 9 tháng năm 2018, tòa án 2 cấp TP thụ lý mới 41.283 vụ việc. Số lượng hồ sơ mới nâng tổng số án cơ quan xét xử phải giải quyết lên 64.996 vụ (gồm 58.679 vụ dân sự, 1.480 vụ hành chính). Trong đó, gần 26.000 vụ việc đang trong quá trình giải quyết. Như vậy, mỗi thẩm phán ở TP HCM gánh số lượng công việc gấp đôi so với quy định chung.

Những con số này đã khiến ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, bày tỏ băn khoăn về nguy cơ chất lượng xét xử bị ảnh hưởng. Tương tự, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang cho rằng TP có nhiều vụ án kéo dài, số lượng án liên tục tăng trong khi đội ngũ thẩm phán, thư ký tòa án chưa đáp ứng nhu cầu về chất lẫn lượng.

TP HCM lập 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án - Ảnh 1.

Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND TP HCM vừa ra mắt

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng vụ việc, tính chất các quan hệ tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đối tượng. "Tình trạng này tạo áp lực rất lớn đối với công tác xét xử, thi hành án. Vì vậy, việc tìm lời giải bài toán trên trở thành đòi hỏi cấp bách" - ông Tất Thành Cang nhận định.

Giải pháp tất yếu

Ông Nguyễn Hòa Bình nhận xét đối thoại, hòa giải đã và đang tạo sự đồng thuận, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức toàn xã hội. Đồng thời, phương án này giúp công tác xét xử, thi hành án "dễ thở" hơn. Do đó, việc thành lập trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND là điều tất yếu. "Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án tạo cơ chế mới, hữu hiệu trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện. Trung tâm góp phần hàn gắn rạn nứt giữa đương sự, tạo niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp. Đây là bước chuyển lớn trong đổi mới thủ tục hành chính tư pháp và giải quyết vụ việc tại tòa án" - ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ thêm việc thí điểm hòa giải, đối thoại do TAND Tối cao "cầm trịch" đã và đang có những kết quả nhất định. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 9-2018, TAND Tối cao thí điểm tại TAND TP Hải Phòng và 9 TAND quận, huyện trực thuộc TP Hải Phòng. Theo đó, TP Hải Phòng thu về kết quả khả quan với tỉ lệ hòa giải, đối thoại thành lên đến 72,6%. Sau đó, TAND Tối cao triển khai mở rộng thí điểm tại 15 tỉnh - thành khác, trong đó có TP HCM.

Thời gian thực hiện thí điểm 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND ở TP HCM là 6 tháng, kể từ ngày 1-11-2018. Trong trường hợp cần thiết và khả năng cho phép, thời gian thí điểm có thể kéo dài đến khi Quốc hội ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. "Tôi kỳ vọng hoạt động của 10 trung tâm hòa giải, đối thoại tại TP HCM sẽ trở thành kinh nghiệm thực tiễn cho cả nước. Trung tâm hòa giải, đối thoại hoạt động góp phần chia sẻ gánh nặng với tòa án, tạo niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp" - ông Nguyễn Hòa Bình nhìn nhận.

Theo ông Tất Thành Cang, thí điểm áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại tòa án là việc làm cụ thể hóa định hướng nói trên. Ông Cang chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể địa phương hết sức hỗ trợ các trung tâm hòa giải, đối thoại. Địa phương theo dõi, nắm chắc tình hình tổ chức thực hiện hoạt động ở trung tâm. Từ đó, địa phương rút kinh nghiệm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật. Cá nhân, tập thể đánh giá cơ sở pháp lý và thực tiễn việc thí điểm mô hình để tiếp tục nhân rộng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nói dù là thí điểm nhưng 10 trung tâm hòa giải, đối thoại sẽ chia sẻ gánh nặng cho tòa án. "TP HCM theo dõi, nắm chắc tình hình tổ chức hoạt động hòa giải, đối thoại tại các trung tâm kể trên" - ông Tất Thành Cang khẳng định. 

Theo TAND TP HCM, đến ngày 12-11, TP sẽ tổ chức phiên hòa giải đầu tiên. Hiện tại, 2 cấp tòa án tại TP đã chuyển cho 10 trung tâm hòa giải, đối thoại 655 hồ sơ khởi kiện thuộc nhiều lĩnh vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo