xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM nỗ lực giảm quá tải điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Nguyễn Thạnh - Hải Yến

TP HCM hiện cần bổ sung 12.000 người tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng bác sĩ, điều dưỡng đủ trình độ khám, điều trị từ tầng 2 đến tầng 5

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn TP HCM, nhiều bệnh viện dã chiến (BVDC) đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu điều trị các ca F0 có biểu hiện triệu chứng hoặc bệnh lý chuyển nặng ngày càng lớn.

Lấy trường học làm bệnh viện

Ngày 12-8, BVDC điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1 được đưa vào hoạt động là động thái ngành y tế thành phố cố gắng mọi nỗ lực để hạn chế số ca F0 phải chuyển lên tuyến trên, giảm áp lực quá tải cho các tầng điều trị chuyên sâu.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Phú Nhuận, BVDC này được tức tốc chuẩn bị và hoàn thành trong 1 tuần trên cơ sở trưng dụng Trường THPT Phú Nhuận (phường 9, quận Phú Nhuận) với quy mô 350 giường, trong đó có 60 giường hồi sức. Đây sẽ là cơ sở giúp giảm tải cho các BV tuyến trên hiệu quả. BV do Viện Y Dược học dân tộc TP HCM là đơn vị thường trực phụ trách chuyên môn điều trị. 

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc, đây là cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc thu dung, điều trị các bệnh nhân ở tầng 2 và 3 (nhóm có biểu hiện bệnh nguy cơ chuyển nặng, bệnh lý nền). Ngay tại thời điểm đi vào hoạt động, BV có 65 bác sĩ, cán bộ, điều dưỡng và nhân viên y tế theo dõi, điều trị cho hơn 20 bệnh nhân. BV sẽ phân luồng chống nhiễm khuẩn tốt nhất. 

Cụ thể, có các phân khu: khu cấp cứu điều trị ICU, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền, khu điều trị bệnh nhân có triệu chứng, khu hội chẩn...; được trang bị hệ thống ôxy trung tâm với 145 đầu, máy hỗ trợ thở, máy X-quang di động, sẵn sàng điều trị các bệnh nhân có chuyển biến nặng trên địa bàn. Hệ thống điện dự phòng cũng đã thiết lập. Một số đơn vị đã sẵn sàng tài trợ các suất ăn, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn bộ y - bác sĩ trong suốt thời gian hoạt động.

Theo PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, hiện đã có 16 BVDC thuộc tuyến thành phố đi vào hoạt động, các quận - huyện phải chủ động trong công tác thu dung, điều trị và quản lý F0 tại địa phương.

TP HCM nỗ lực giảm quá tải điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh 1.

Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận), hoạt động từ ngày 12-8. Ảnh: Hoàng Triều

Bài toán nhân lực cho hồi sức

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), thành phố hiện có gần 58.000 người đang công tác trong ngành y tế và hơn 20.000 người tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Ngoài ra, còn tiếp nhận hơn 4.000 nhân sự từ 44 BV trực thuộc trung ương, các tỉnh, thành và hơn 63.000 người đăng ký tình nguyện và từ các khối chính quyền, Đảng, đoàn thể. Tuy vậy, thành phố vẫn cần bổ sung 12.000 người tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng bác sĩ, điều dưỡng đủ trình độ khám, điều trị từ tầng 2 đến tầng 5, đặc biệt rất cần đội ngũ y - bác sĩ có chuyên môn về hồi sức, hồi sức tích cực, hồi sức nâng cao.

BV Chợ Rẫy cũng vừa cử 11 bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa vào nhận nhiệm vụ tại BV Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức) để điều trị những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch. Việc tăng cường bổ sung nhân lực này để sẵn sàng nâng công suất điều trị lên 700 giường tại BV Hồi sức Covid-19. 

Trước đó, ngày 10-8, 30 điều dưỡng BV Chợ Rẫy cũng đã đến TP Thủ Đức để chi viện. Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, sau khi đưa vào hoạt động đến nay, BV đã thu dung, điều trị 1.030 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ nặng và nguy kịch. Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 500 giường bệnh nhưng hiện BV đang điều trị gần 600 bệnh nhân.

Bác sĩ Linh cho biết số giường sẽ tăng gấp đôi nhưng nhân sự hiện mới đủ đáp ứng cho 500 giường, bài toán nhân lực y tế trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân đang là thách thức và khó khăn rất lớn đối với BV Hồi sức Covid-19. Trang thiết bị như máy thở đến máy ôxy dòng cao, máy lọc máu, máy ECMO đã đủ đáp ứng cho giai đoạn hiện tại, thời gian tới cần tăng cường thêm cả máy móc lẫn thuốc men để bổ sung cho buồng bệnh nặng. Để đưa vào vận hành 1.000 giường bệnh cần rất nhiều nhân sự từ bác sĩ, điều dưỡng, người dọn vệ sinh, người làm công tác hậu cần. 

"Thực tế, nguồn nhân lực hiện chỉ đáp ứng cho nhu cầu của giai đoạn 1, tức 500 giường bệnh. Chúng tôi đã phải chia, tách nhân sự ở từng khu vực để triển khai giai đoạn 2 (700 giường bệnh). Vì thế, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn ở giai đoạn sắp tới" - bác sĩ Trần Thanh Linh nhấn mạnh. 

Tại TP HCM, hiện số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 30.988 người, trong đó có 9.963 trường hợp F0 mới và 21.025 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F1 được cách ly tại nhà là 12.019 người.

Bệnh viện C Đà Nẵng cử 50 y - bác sĩ chi viện cho TP HCM

Ngày 12-8, Bệnh viện C Đà Nẵng đã tổ chức tiễn đoàn y - bác sĩ lên đường chi viện chống dịch Covid-19 cho TP HCM. Đoàn chi viện gồm 50 người có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19, trong đó có 15 bác sĩ, 35 điều dưỡng và 5 kỹ thuật viên. Đoàn y - bác sĩ này đã được tập huấn chi tiết về phác đồ điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19, các biện pháp phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu cách ly. Bộ Y tế đã giao cho đoàn làm nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức cấp cứu ở quận Tân Phú để xử lý, cấp cứu những ca diễn biến nặng.

B.Vân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo