xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả lại công bằng lương hưu cho lao động nữ

HIỀN MINH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị định về điều chỉnh lương hưu đối với hơn 91.000 lao động nữ (LĐN) nghỉ hưu từ năm 2018 đến năm 2021.

Việc điều chỉnh này nhằm bảo đảm công bằng với LĐN nghỉ hưu trước thời điểm trên và với lao động nam. Bởi theo Luật BHXH, từ ngày 1-1-2018, LĐN nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%, đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu tối đa 75% (thay vì đóng 25 năm như hiện nay). Quy định này dẫn đến LĐN nghỉ hưu năm 2018 có tỉ lệ lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017 (từ 1% đến 10%). Đồng thời, cũng tạo ra tâm lý so sánh giữa LĐN và lao động nam (lao động nam chỉ giảm 1% đến 2%).

Để khắc phục, dự thảo quy định LĐN bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2021, nếu có từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng BHXH sẽ được bù một khoản tiền vào lương. Mức bù lương tùy thuộc vào số năm đóng (mỗi bậc chênh nhau 6 tháng) và giảm dần tới năm 2021; mức thấp nhất 0,27% đến cao nhất là 12,31%.

Khoản cấp bù trên vẫn được thực hiện sau khi điều chỉnh tăng lương hưu với tất cả nhóm đối tượng từ ngày 1-7-2018. Nguồn kinh phí bù lương lấy từ quỹ BHXH, tổng cộng khoảng 80 tỉ đồng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-10-2018, LĐN được truy lĩnh những tháng chưa được cấp bù.

Lâu nay, trong thiết kế chính sách, vẫn luôn chú trọng đến đối tượng LĐN, đặc biệt là Bộ Luật Lao động có chương riêng về LĐN với các điều khoản hết sức tiến bộ, thể hiện quan điểm luôn dành sự quan tâm đối với LĐN trong suốt quá trình làm việc, từ ngày đầu làm việc đến lúc nghỉ hưu, thôi việc. Bên cạnh những quy định chặt chẽ, có tính nhân văn, chú trọng bình đẳng giới còn là những văn bản pháp quy về bảo đảm việc làm, thu nhập, đời sống và sự thăng tiến của LĐN. Nhiều LĐN đã vượt lên, trở thành những tấm gương sáng trong lao động, thành những nhà quản lý tài giỏi cũng từ điểm tựa chủ trương chính sách ưu việt của Đảng và nhà nước dành cho LĐN. Cũng từ hệ thống pháp luật tiến bộ mà LĐN có thể "giỏi việc nước đảm việc nhà", đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, của từng cơ quan, đơn vị…

Do đó, để cho LĐN bị thiệt thòi trong việc thụ hưởng quyền lợi hợp pháp, chính đáng của họ là một bước lùi nếu thiết kế chính sách bị sơ hở, bất cập hoặc các cơ quan có trách nhiệm đã buông lỏng khâu giám sát khiến "lọt sổ" những trường hợp bất công. Trả lương không tương xứng công sức đóng góp, tìm cách sa thải LĐN sau tuổi 35 cũng là hành vi ứng xử không nên có của người sử dụng lao động. Ở nhiều địa phương, quan chức hứa hẹn ký hợp đồng lao động với hàng vạn giáo viên để rồi hàng ngàn nữ giáo viên mất việc, trở lại trắng tay, cơ cực, những tiếng kêu rồi cũng rơi vào im lặng...

Chắc chắn lần này LĐN nghỉ hưu sẽ được bù đắp khoản tiền lương bị "hao hụt", dù số tiền bù đắp có thể không lớn đối với người đời nhưng với LĐN trong diện này, vẫn là "của một đồng công một nén". Đó cũng là lẽ công bằng, minh bạch trong thụ hưởng với người đóng góp cả một quá trình dài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo