xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trật tự biển Đông chưa được duy trì

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Đại sứ Nhật Bản cho rằng đã 1 năm trôi qua từ khi có phán quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện biển Đông, song trật tự trên biển đã không được duy trì trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế

Ngày 12-9, Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh đồng tổ chức hội thảo "Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật Biển trong việc duy trì trật tự trên biển" với sự tham gia của các chuyên gia, học giả đến từ 9 quốc gia: Anh, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam...

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Kunio Umeda, bày tỏ mong muốn duy trì trật tự trên biển không phải bằng mệnh lệnh, sức mạnh mà bằng pháp luật. Sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến biển Đông vào tháng 7-2016, Nhật Bản đã có những hành động để thay đổi hiện trạng căng thẳng và cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật pháp để duy trì hòa bình trong khu vực.

"Đã 1 năm qua đi từ khi có phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, chúng ta mong muốn nhìn thấy trật tự hơn nữa ở biển Đông, song có thể thấy rằng vẫn có những diễn biến phức tạp xảy ra trong khu vực. Và tôi rất tiếc phải nói rằng trật tự trên biển đã không được duy trì trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế" - Đại sứ Kunio Umeda nhấn mạnh.

PGS-TS Kentaro Nishimoto, đến từ Khoa Luật ĐH Tohoku (Nhật Bản), cho rằng biển Đông đã trở thành đối tượng cho các xung đột kéo dài liên quan tới các yêu sách lãnh thổ và trên biển của các quốc gia ven biển xung quanh.

Trật tự biển Đông chưa được duy trì - Ảnh 1.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever và GS Robert Beckman (từ phải qua) trao đổi với đại biểu bên lề hội thảo

Tham gia bình luận về giải quyết xung đột trên biển, GS Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Luật và Chính sách đại dương thuộc Trung tâm Luật Quốc tế, ĐHQG Singapore, nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương quan ngại về vấn đề chủ quyền, quan ngại liên quan đến các cường quốc trong khu vực. Mối đe dọa đối với các quốc gia trong khu vực đòi hỏi họ phải có được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo cần thiết.

Với phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông, Trung Quốc không có quyền lịch sử, cụ thể với quyền đánh bắt cá và quyền đối với tài nguyên trong khu vực so với các quốc gia láng giềng. Song GS Robert Beckman cho rằng phán quyết của PCA không giải quyết vấn đề an ninh trong khu vực, không đề cập đến tính hợp pháp của hành động quân sự, xây dựng trên các đảo có tranh chấp ở biển Đông. Do đó sẽ là thách thức rất lớn với an ninh biển Đông cho dù có phán quyết của tòa trọng tài.

"Nếu các quốc gia thậm chí sử dụng tàu cá để ngụy trang, thực chất là tàu hải quân, sẽ là động thái nguy hiểm. Vấn đề này chưa được đề cập một cách chính thống song là vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Nguyên nhân là vì một số hòn đảo các bên chiếm giữ rất gần nhau, tàu hải quân của các nước hoạt động trên cùng một vùng biển, nếu căng thẳng của lực lượng hải quân leo thang thêm một bước, rất dễ dẫn đến xung đột" - GS Beckman cảnh báo.

Trước câu hỏi của học giả đến từ Ấn Độ về việc Mỹ và Trung Quốc có quan điểm khác nhau về hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế và hoạt động tập trận của Trung Quốc, chưa có sự thông báo đến các quốc gia khác, như vậy có vi phạm UNCLOS không? GS Beckman nói UNCLOS không cấm hoạt động tự do đi lại, các hoạt động quân sự, tập trận cứu sinh, cứu hỏa trên biển như Mỹ đã tiến hành trong vùng biển đặc quyền kinh tế, song cần thông báo trước. "Trung Quốc có vẻ như đang thách thức tình hình bằng cách tiến hành rất nhiều hoạt động tập trận và quân sự trong các vùng biển chưa có tiền lệ trong vòng 12 tháng vừa rồi" - GS Beckman nhận định.

Nguồn cá giảm từ 70%-95%

TS Hà Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phân tích chính sách, Viện biển Đông, Học viện Ngoại giao, nêu số liệu điều tra năm 2016 cho thấy nguồn cá ở biển Đông suy giảm từ 70% đến 95% kể từ những năm 1950 tới nay, đây là sự suy thoái đáng lo ngại, đe dọa cuộc sống của hơn 600 triệu người dân và đặt ra những thách thức đáng kể đối với mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế.

"Mặc dù Trung Quốc đã có những quy định đối với bảo vệ môi trường biển, thế nhưng bản thân Trung Quốc gây ra rất nhiều ô nhiễm cho môi trường biển" - TS Hà Anh Tuấn nhấn mạnh và nêu ra những vụ việc đã được đưa ra tòa PCA vi phạm những quy định và điều khoản trong UNCLOS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo