xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trở lại thị trường lao động

HOÀNG MINH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ xem xét đề xuất mới về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Theo đó, sẽ có khoảng 1 triệu lao động được dự kiến hỗ trợ với mức 1 triệu đồng/người trong thời gian tối đa 6 tháng. Tổng kinh phí khoảng 6.000 tỉ đồng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Việc triển khai sẽ thông qua người sử dụng lao động với các điều kiện: Người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ liên tục từ đủ 12 tháng trở lên, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ sản xuất - kinh doanh do dịch Covid-19 theo quy định tại điều 42 Bộ Luật Lao động năm 2019, báo cáo quyết toán tài chính của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ phản ánh việc giảm doanh thu từ 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019...

Nếu được thông qua, việc hỗ trợ sẽ được áp dụng ngay trong cuối quý I hoặc quý II/2021 và có thể kéo dài 1 năm.

Mong muốn chủ trương này đi vào đời sống để tiếp sức NLĐ vượt qua khó khăn, song không thể không nhắc đến một thực trạng tồn tại lâu nay, đó là nhiều NLĐ không muốn học nghề. Hiện cả nước có hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chỉ có hơn 230.000 người được hỗ trợ học nghề. Tỉ lệ người học nghề chỉ chiếm khoảng 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nguyên nhân được lý giải là do phần lớn lao động thất nghiệp là lao động phổ thông nên không có tích lũy về tài chính để học nghề và mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn thấp so với học phí ở các cơ sở dạy nghề.

Để gói hỗ trợ 6.000 tỉ đồng phát huy hiệu quả, có tính khả thi như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ vọng, đòi hỏi phải có thay đổi về nhận thức từ đối tượng thực thi, thụ hưởng; các bước hỗ trợ tài chính, dạy nghề tiến hành khoa học, khẩn trương nhưng bảo đảm công bằng, minh bạch; chú trọng đổi mới cách thức tổ chức các khóa đào tạo tại doanh nghiệp và trường dạy nghề, chọn những ngành nghề, những kỹ năng cần thiết để đào tạo, thu hút NLĐ theo học... Bản thân từng NLĐ phải nhận thức về tầm quan trọng của nghề nghiệp, tay nghề càng cao thì càng vững vị trí việc làm và thêm cơ hội thăng tiến. Nhất là những lao động trẻ, phải có chí tiến thủ, chịu khó học hỏi kiến thức và trau dồi các kỹ năng nghề. Đại dịch Covid-19 quét qua toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phá sản, NLĐ thất nghiệp, trắng tay. Nếu tuổi đời còn trẻ, còn sức khỏe, hãy nỗ lực làm lại, trang bị cho mình một nghề mới, phù hợp để có thể dễ dàng trở lại thị trường lao động khi dịch Covid-19 qua đi.

Trong hơn 1 năm qua, hệ thống an sinh xã hội quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ người dân, NLĐ vượt qua khó khăn về đời sống, việc làm. Đại dịch Covid-19 vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để mở rộng hệ thống an sinh xã hội, phát triển đối tượng tham gia. Với từng NLĐ bị mất việc hoặc thiếu việc làm, đây cũng là cơ hội để nâng cao kiến thức, tay nghề, chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ hơn để bước dài hơn trong nghề nghiệp. Sự hỗ trợ của xã hội là đáng quý nhưng đừng ỷ lại mà hãy nỗ lực tự thân để có kết quả tốt đẹp, tương lai vững vàng hơn. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo