xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Hiệp định Paris đến Mùa Xuân 1975: "Giải mật" trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất

Dương Ngọc

(NLĐO)- Bị "nhốt" trong trại Davis giữa lòng Sài Gòn, chung quanh là hàng rào kẽm gai dày đặc, 13 bốt gác với súng máy, lỗ châu mai, xe thiết giáp… 2 đoàn đại biểu quân sự của ta đã có cuộc đấu trí căng thẳng với đại diện phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn để thúc đẩy hiện thực hóa Hiệp định Paris.

Cuộc chiến của các nhà ngoại giao mặc áo lính giữa lòng Sài Gòn

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết giữa bốn bên: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Mỹ, Chính phủ Việt Nam cộng hoà. Theo tinh thần hiệp định, một ban liên hợp quân sự 4 bên được thành lập để đảm bảo phối hợp hành động của các bên thực hiện các điều khoản về quân sự mà hiệp định quy định.

Trong đó, phía ta đã tổ chức thành lập 2 đoàn đại biểu quân sự: Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, do Thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do Trung tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn. Được biết 300 cán bộ, chiến sĩ phía ta có mặt tại trại Davis được điều động người ở các đơn vị khác nhau.

Từ Hiệp định Paris đến Mùa Xuân 1975: Giải mật trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Hai đoàn đại biểu quân sự chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại 1 phiên họp ở trại Davis - Ảnh Tư liệu

Trụ sở của Ban Liên hợp quân sự 4 bên từ 28-1-1973 là trại Davis, nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ, nằm phía tây nam căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, đặt theo tên của một quân nhân Mỹ tử trận tại Việt Nam. Sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, trại Davis là trụ sở Ban Liên hợp quân sự 2 bên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đến ngày 30-4-1975.

Trại Davis gồm 80 nhà sàn lớn nhỏ lợp mái tôn, xung quanh có 13 bốt gác cao và trạm gác trên mặt đất, ngày đêm được canh phòng nghiêm ngặt với súng máy của quân đội Sài Gòn thường xuyên chĩa nòng vào trại và được rào xung quanh bằng hàng rào kẽm gai.

Sắp xếp cho 2 Đoàn ta ở trại Davis, chính quyền Sài Gòn có ý định cô lập, ngăn không cho ta tiếp xúc với nhân dân thành phố đồng thời dễ bề kiểm soát thông tin, gây nhiễu sóng thông tin của ta để hạn chế, bưng bít dư luận không có lợi phía họ.

Trong bối cảnh Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tìm cách phá hoại tiến trình thực hiện hiệp định, tại trại Davis, 2 phái đoàn ta dựa trên các điều khoản đã được ký kết của hiệp định để đấu tranh giành thắng lợi trên lĩnh vực ngoại giao pháp lý quân sự và trận địa dư luận; đồng thời biến trại thành một "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn.

Cuộc "đấu trí" căng thẳng

Nhớ lại những ngày đấu tranh chính trị, pháp lý ngay trong lòng địch, nguyên sĩ quan phiên dịch Đoàn đại biểu quân sự Ban liên hiệp hai bên Phan Đức Thắng kể rằng công tác thi hành Hiệp định Paris là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt không kém gì quá trình thương lượng, với 3 nhiệm vụ chính.

Video ông Phan Đức Thắng trao đổi với phóng viên

Thứ nhất, đấu tranh góp phần buộc quân Mỹ và quân các nước đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam trong 60 ngày từ khi Hiệp định Paris có hiệu lực.

Thứ hai, buộc đối phương thực hiện nghiêm chỉnh việc trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên bị bắt trong chiến tranh.

Thứ ba, buộc đối phương chấm dứt chiến sự, nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Khi khả năng đấu tranh để gìn giữ hòa bình để thực hiện các điều khoản quân sự Hiệp định Paris, cụ thể là thực hiện ngừng bắn không còn nữa, thì ta phải chuyển sang đấu tranh dư luận ở ngay giữa Sài Gòn, do đây là một điểm nóng của thế giới lúc bấy giờ với 77 cơ quan đại diện thông tấn báo chí của tất cả các nước phương Tây.

Từ Hiệp định Paris đến Mùa Xuân 1975: Giải mật trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.

Ông Phan Đức Thắng, nguyên sĩ quan phiên dịch Đoàn đại biểu quân sự Ban liên hiệp hai bên - Ảnh: Dương Ngọc

Thắng lợi đầu tiên, cũng là thắng lợi lớn nhất trong cuộc "đấu trí" của những nhà ngoại giao mặc áo lính là Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 29-3-1973, người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam. Tính tổng cộng khoảng 54.000 quân Mỹ và quân các nước chư hầu. Theo ông Phan Đức Thắng, mục tiêu này chính là điều mà Bác Hồ gọi là "dĩ bất biến", là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi, chúng ta buộc phải làm và bằng đấu tranh ngoại giao quân sự, chúng ta đã làm được. Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nói: Việc Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường. Từ đó để chúng ta có điều kiện giành thắng lợi bằng bạo lực cách mạng ngày 30-4-1975.

Ông Thắng đánh giá việc rút toàn bộ lính Mỹ có một tác động về mặt tâm lý, mặt chính trị cực lớn. Nó như một cú sốc tâm lý đối với quân đội Sài Gòn, vốn phụ thuộc vào quân viễn chinh Mỹ, dẫn đến sức chiến đấu bắt đầu suy sụp.

Tuy nhiên, cuộc đấu trí để giành được thắng lợi này hết sức gay go, khó khăn. Mỗi một phiên đàm phán ở diễn đàn ban liên hiệp quân sự 4 bên và ban liên hiệp quân sự 2 bên đều là một cuộc đấu trí, đấu lý căng thẳng.

Từ Hiệp định Paris đến Mùa Xuân 1975: Giải mật trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất - Ảnh 4.

Ban liên hợp quân sự 4 bên kiểm tra quân số lính Mỹ rút khỏi Việt Nam đợt cuối cùng, ngày 29-3-1973 tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh tư liệu

Để đấu lý, đầu tiên là phải nắm chắc được tính chất pháp lý hiệp định quy định, ví dụ quy định phải rút quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ thành 4 đợt, mỗi đợt 1/4 và kết thúc không chậm hơn ngày kết thúc đợt trao trả tù binh (tức là tù quân sự, còn tù dân sự sau này là giữa hai bên miền Nam Việt Nam ở diễn đàn ban liên hiệp quân sự hai bên). Đoàn ta phải nắm chắc cái đó, đoàn Mỹ đòi gì, đoàn chính quyền Sài Gòn đòi gì, ta đều soi vào quy định đó.

Thứ hai, ta phải nắm được mong muốn lớn nhất của phía Mỹ: Họ nóng lòng muốn đưa tù binh Mỹ về nước càng sớm càng tốt, càng đầy đủ càng tốt do đang chịu sức ép rất mạnh của người dân Mỹ và của quốc hội Mỹ. Còn mục tiêu số một của ta là Mỹ phải rút quân. Hai điều này như một cái khóa mình phải nắm thật chắc: "Anh muốn tù binh về thì anh phải rút quân, mỗi lần 1/4 và kết thúc thì không chậm hơn. Hai bên đều phải kết thúc trong một ngày". Nguyên tắc này khi thương lượng hiệp định Paris, đã được thiết kế rồi, nên trong quá trình đấu tranh ở Sài Gòn, đoàn ta nắm thật chặt khóa đó, bất cứ thương lượng gì cũng lấy cái đó mà soi.

Video ông Phan Đức Thắng trao đổi với phóng viên

Mỹ thì nóng lòng muốn rút, muốn hồi hương tù binh nhưng chính quyền Sài Gòn thì không muốn thả tù cho ta. Họ nói: "Thả tù cho Cộng sản thì khác gì thả hổ về rừng", cho nên luôn tìm cách trì hoãn việc trả quân, rút quân, tìm cách phá. Lúc đó, phía ta lại phải nói với phía Mỹ: Mấy ông Sài Gòn không chịu, cứ chây lười thôi, nó cứ tranh cãi vô bổ về thủ tục về địa điểm trao trả, nó ném bom vào vị trí trao trả mà chúng ta định ở vùng giải phóng. Nó đang phá các ông đây này... thế là sau đó tất nhiên người Mỹ lại phải ép chính quyền Sài Gòn. Đấy là 3 điểm đoàn đại biểu phía ta phải nắm thật chắc và phải khai thác thật khéo để đạt được mục tiêu tối thượng của ta là Mỹ phải rút hết quân trong 60 ngày sau Hiệp định Paris.

Tiếng nói của sự thật

Trong đấu tranh pháp lý, ta không đi vào tranh luận những cái cụ thể mà chúng ta chỉ nêu rõ rằng: Đấy, thực tế nó là như vậy. Ví dụ như các cuộc hành quân lấn chiếm của chính quyền Sài Gòn, chúng ta có dữ liệu rất cụ thể với thông tin từ chiến trường gửi vào trong trại Davis

Ví dụ như phía bên kia "tố" ta lấn chiếm Cửa Việt (Quảng Trị) ngay trước khi hiệp định Paris có hiệu lực (0 giờ ngày 28-1-1973) nhưng phía ta nêu rõ rằng là cảng Cửa Việt đã được giải phóng từ chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 1972. Khi ta đang kiểm soát Cửa Việt, tháng 1-1973, Quân lực Việt Nam Cộng hòa mở chiến dịch Tango City với sự tham gia không quân, hải quân và tàu chiến, thủy quân lục chiến, được trang bị nhiều xe tăng, xe thiết giáp hiện đại... nhằm đánh chiếm Cửa Việt trước khi Hiệp định Paris được ký kết, tuy nhiên đã bị ta đánh bại. "Và xin quý vị đây, quý vị muốn chạy ra ngoài Cửa Việt để xem không, đây là xác xe tăng, đây là xác máy bay, đây là xác binh sĩ Sài Gòn, đây là xác tàu chiến của Sài Gòn, quý vị muốn xem không? Họ phải chịu thôi, vì ta nói lên sự thật"- ông Thắng nói

Điều này cũng thể hiện rất rõ khi trao trả tù binh, cả tù dân sự (người dân miền Nam bị chính quyền Sài Gòn giam giữ, còn gọi là tù chính trị) hay tù quân sự (các chiến sĩ của chúng ta bị bắt). Các đồng chí, đồng bào của ta bị tra tấn đến tàn tật và không thể đi được mà phải bò lết hoặc là cáng từ địa điểm đổ bộ cho đến địa điểm tập kết ra để trao trả. Thực sự đau lòng ghê gớm, trong khi đó mọi người đều thấy phi công Mỹ được ta trao trả ở miền Bắc đi lại bình thường, họ khỏe mạnh, tinh thần rất phấn chấn, bày tỏ cảm ơn... Đấy là sự thật, không có gì phải tranh cãi. Đó là điều mạnh mẽ nhất, điều thuyết phục nhất đối với dư luận và cuối cùng để người Mỹ biết rằng cũng không nên ở lại nữa, phải chấm dứt hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Chúng ta nói lên tiếng nói của sự thật, tiếng nói của chính nghĩa. Chúng ta có bằng chứng, có vật chứng. Đó là điều mạnh nhất của đấu tranh dư luận.

Còn tiếp: Trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất: Những giây phút không thể quên


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo