xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam kiên trì hội nhập toàn diện

Minh Chiến

Việt Nam cần chủ động thích ứng với những tác động đa chiều của cạnh tranh thương mại, chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ

Tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018 do Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức ngày 4-12 ở TP Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu thay đổi theo hướng phức tạp và khó dự đoán. Chủ nghĩa bảo hộ thương mại có chiều hướng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng tới tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Theo Phó Thủ tướng, mặc dù tình hình thế giới có diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, cần coi đây là vấn đề mang tính khách quan để có cách ứng phó chủ động và linh hoạt. Bởi theo Phó Thủ tướng, vẫn còn những tồn tại như một số địa phương lúng túng trong việc triển khai hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước, nhất là DN nhỏ và vừa. Đáng chú ý, Việt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Việt Nam kiên trì hội nhập toàn diện - Ảnh 1.

Việt Nam vẫn kiên trì hội nhập toàn diện trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Trong ảnh: Hàng hóa xuất khẩu tại Cảng Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

TS Vũ Minh Khương - Đại học Lý Quang Diệu (Singapore), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng - đánh giá mô hình tăng trưởng của Việt Nam lệ thuộc sâu vào thương mại quốc tế và dễ bị tổn thương trước biến động xấu toàn cầu. Ông Khương cũng chỉ ra hạn chế của DN Việt Nam khi nắm bắt cơ hội ngắn hạn rất nhanh nhưng thiếu tầm nhìn dài hạn. "DN mải mê với cơ hội ngắn hạn và tư duy bảo hộ có thể làm tổn hại đến tầm nhìn lâu dài" - TS Khương nhấn mạnh.

TS Vũ Minh Khương đề xuất thành lập hội đồng cải cách kinh tế, đi đầu trong nắm bắt và thúc đẩy thương mại tự do, công bằng, tránh sa vào cạm bẫy bảo hộ thương mại. Đặc biệt, trong nỗ lực bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ, đáp ứng các thách thức của cách mạng số. Phân tích thêm về điểm này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng mô hình kinh doanh cũ, thanh toán cũ không còn phù hợp; thương mại điện tử xuyên biên giới, kinh tế số phổ biến hơn, đi kèm là những rủi ro phi truyền thống liên quan đến chủ quyền số, tấn công an ninh mạng.

Trước những thách thức của hội nhập kinh tế, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh yếu tố nội lực phải mạnh. "Phải hội nhập tích cực từ bên ngoài và cải cách thể chế mạnh mẽ từ bên trong. Cần chủ động đổi mới thực chất và hiệu quả hơn, phải có khát vọng, nỗ lực lớn như lời TS Khương nói là phải làm cho thế giới kinh ngạc" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Đồng thời, nhấn mạnh trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện hiệu quả các FTA thế hệ mới để tăng cường nội lực, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Điều quan trọng là phải định vị nền kinh tế của chúng ta đang ở đâu và hướng tới như thế nào.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang có những ảnh hưởng nhất định đến kinh tế Việt Nam, do đó Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần chủ động thích ứng với những tác động đa chiều của cạnh tranh thương mại, chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong đó DN, doanh nhân là lực lượng đi đầu. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành cần có cơ chế, chính sách thúc đẩy DN tranh thủ tốt cơ hội, lợi ích của hội nhập quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo