xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía

XUÂN MAI - HUỆ BÌNH - CAO LỰC (ghi)

Trải qua năm 2021 đầy biến động và khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, năm hết Tết đến chính là dịp để đất nước chúng ta lắng nghe những lời sẻ chia, động viên, đánh giá từ những người bạn lớn đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Ông Timur Sadykov,Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại TP HCM: Kết quả thiết thực từ "sống chung với Covid-19" 

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 1.

 Việt Nam là một quốc gia hiện đại hội nhập hài hòa vào nền kinh tế toàn cầu, là một bên tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với hàng loạt tổ chức khu vực và quốc tế, bao gồm Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu. Năm ngoái, Việt Nam đã rất thành công với vai trò là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.Các bạn đã có những bước đi tiên phong quan trọng giúp khống chế dịch bệnh trên cả nước và tiếp tục dập dịch bằng tiêm chủng toàn dân.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các biện pháp phục hồi kinh tế và hỗ trợ xã hội nhất định sẽ giúp đạt được những kết quả thiết thực trong thời gian tới. Chúng tôi cũng rất biết ơn vì TP HCM đã trở thành "nơi nương náu an toàn" cho hàng trăm công dân Nga gặp rất nhiều khó khăn khi dịch bệnh diễn ra căng thẳng tại miền Nam Việt Nam trong nửa cuối năm 2021.Trong bối cảnh sắp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga (2012 - 2022), cuộc chiến chống dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Hai nước đã thiết lập cơ chế trao đổi kinh nghiệm về chẩn đoán, điều trị và phòng chống Covid-19. Việt Nam đã gửi tặng Nga các loại kháng sinh, quần áo bảo hộ và khẩu trang trong khi Nga chuyển cho Việt Nam chế phẩm chống virus, bộ xét nghiệm, tiền chất để nghiên cứu và vắc-xin Sputnik V. Ngoài ra, Công ty Vabiotech đã bắt đầu sản xuất đóng gói vắc-xin Sputnik V tại Việt Nam.

Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng lãnh sự Pháp tại TP HCM: Được đến TP HCM là điều may mắn!

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 2.

Tôi đã có dịp đến TP HCM lần đầu vào năm 2007 và khi trở lại sau 14 năm, tôi cảm thấy ấn tượng trước sự thay đổi và phát triển của nơi đây. Tôi nghĩ các thành phố khác của Việt Nam cũng có sự đổi mới như vậy.

Lần trở lại này, tôi vẫn chưa có dịp đi thăm nhiều nơi. Chồng tôi là giáo sư sử học, ông ấy đã mua rất nhiều sách hướng dẫn du lịch về TP HCM và không chỉ quan tâm các di tích lịch sử mà còn muốn tìm hiểu đời sống hằng ngày của người dân. Tôi rất nóng lòng khám phá lại một lần nữa và mong chồng tôi sớm sang Việt Nam để cùng thực hiện điều này.

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 3.

 Tôi thích nhất món phở và rất ấn tượng với sự đa dạng cũng như cách chế biến thức ăn của Việt Nam. Trên thế giới có những nền ẩm thực thiên về một cách chế biến cụ thể như chiên hay xào… nhưng ẩm thực Việt Nam có lợi thế rất lớn là phong phú và được chế biến rất lành mạnh. Bạn bè tôi nói rằng được đến TP HCM là may mắn vì ở đây tôi có thể khám phá đầy đủ hương vị của ẩm thực Việt Nam.

Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, người Pháp sinh sống tại TP HCM và người dân thành phố đều gặp khó khăn. Nhiều người bị mất việc làm, nhiều nhà hàng Pháp buộc phải đóng cửa. Điều mong mỏi lớn nhất của cộng đồng người Pháp cũng như người dân Việt Nam là thế giới sẽ sớm quay lại trạng thái bình thường như trước đại dịch. Thông qua cơ chế chia sẻ vắc-xin COVAX, Pháp đã hỗ trợ vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam và sẽ tiếp tục đồng hành trong khả năng của mình. Điều quan trọng lúc này là sự đoàn kết tương trợ không chỉ ở quy mô nhỏ giữa người dân trong nước mà còn giữa các quốc gia với nhau.

Ông Watanabe Nobuhiro, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP HCM: Định vị trong chuỗi cung ứng toàn cầu 

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 4.

Vào tháng 11-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Nhật Bản với tư cách là chính khách nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Kishida Fumio sau khi nhậm chức. Tại "Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam" được tổ chức ở Tokyo nhân chuyến thăm, 45 thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị 10 tỉ USD đã được ký kết. Điều này cho thấy kỳ vọng của các công ty Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam bất chấp tình hình dịch Covid-19. Hiện Nhật Bản là quốc gia hàng đầu tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, có lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ hai (tính theo lũy kế) và là đối tác thương mại lớn thứ 4.

Dựa trên tình hình kinh tế thế giới, điển hình như quan hệ kinh tế Mỹ - Trung gần đây, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ các dự án giới thiệu thiết bị nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản kể từ năm 2020. Trong số 81 dự án được thông qua cho đến nay, Việt Nam có 37 dự án, là quốc gia có số lượng dự án lớn nhất. Tôi cho rằng sự ổn định về chính trị, xã hội và mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định đối tác kinh tế (EPA) mà Việt Nam ký với nhiều nước là những yếu tố rất quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư dài hạn. Đối với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam được định vị là địa điểm sản xuất đóng vai trò nền tảng của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Điều mà cả Việt Nam và Nhật Bản cần suy nghĩ là làm sao duy trì sản xuất ở Việt Nam trong tình hình dịch giã, nhất là sau khi đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đã có tác động lớn đến các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có hơn 1.000 công ty Nhật Bản đóng tại TP HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An... Với "sống chung với Covid-19" - chiến lược kết hợp giữa kiểm soát lây nhiễm và khôi phục kinh tế, một chuỗi cung ứng mạnh mẽ sẽ được xây dựng và các công ty Nhật Bản sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam.

Bà Dorothy Mayhew, Trưởng Phòng Chính trị của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM: Giúp đỡ bạn khi cần! 

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 5.

Khi Mỹ đối mặt với làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất, Việt Nam không ngần ngại trao tặng thiết bị bảo hộ y tế để bảo đảm an toàn cho nhân viên tuyến đầu chống dịch của chúng tôi. Đến khi Việt Nam hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 4, Mỹ đã chia sẻ hơn 20 triệu liều vắc-xin thông qua COVAX (cơ chế tiếp cận vắc-xin Covid-19 toàn cầu), 111 tủ đông bảo quản vắc-xin bên cạnh thiết bị giải trình tự gien virus giúp phát hiện các biến thể mới. Tất cả những gì Mỹ làm đều vì mục tiêu duy nhất: Cứu sống sinh mạng và chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng các đối tác để đánh bại Covid-19.

Thông qua những chiến dịch vì cộng đồng như video "Ghen Cô Vy", Chính phủ và người dân Việt Nam đã biến nguyên tắc 5K trở thành một phần của cuộc sống và điều này rất quan trọng đối với nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Về chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, Việt Nam đã làm rất tốt khi tiêm hơn 132 triệu liều vắc-xin (tính đến ngày 11-12-2021).

Tết Nguyên đán là dịp để sum vầy cùng bạn bè và gia đình. Trên tinh thần đó, Mỹ sẽ tiếp tục kề vai cùng các đối tác. Quan hệ Việt Nam - Mỹ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, trên nguyên tắc giúp đỡ một người bạn khi cần và trên cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Trước khi dịch Covid-19 khởi phát, Việt Nam và Mỹ đã kề vai nhau trong suốt 26 năm kể từ ngày bình thường hóa quan hệ để khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, giáo dục, nhân đạo và hơn thế nữa.

Ông Behzad Babakhani - Tổng lãnh sự Canada tại TP HCM: Hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế

Việt Nam - Lắng nghe từ nhiều phía - Ảnh 6.

Nói về công tác chống dịch Covid-19 tại Việt Nam nói chung, TP HCM nói riêng, Việt Nam ban đầu kiểm soát khá tốt, sau khi biến thể Delta xuất hiện, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Các chuyên gia nói rằng hiện tại tình hình đã tốt dần, một phần là nhờ tiêm vắc-xin nhanh chóng. Các chuyên gia cũng ấn tượng về sự minh bạch của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19.

Phía Canada đã triển khai dự án hỗ trợ hơn 1.000 lao động nữ tại Bình Dương bị mất việc làm, giảm lương… do ảnh hưởng của Covid-19 trong tháng 11-2021. Khi đến thăm một số gia đình tại Bình Dương, tôi rất cảm động và nhận ra được đặc tính của người Việt Nam: kiên cường, dũng cảm, làm việc chăm chỉ, luôn tìm cách để đương đầu với khó khăn. Với những mảnh đời luôn vượt lên nghịch cảnh, một mặt chúng ta cần giúp đỡ họ, mặt khác phải học hỏi từ họ. Hằng năm, Canada cung cấp khoảng 300.000 CAD cho những dự án nhỏ như vậy.

Ở tầm vĩ mô, Canada cung cấp khoảng 20 triệu CAD/năm tiền viện trợ phát triển như nguồn vốn ODA cho Việt Nam, trong đó có nhiều dự án dành cho khu vực phía Nam. Tính tới nay, ODA dành cho Việt Nam vào khoảng 1,7 tỉ CAD. Điều khác biệt ở đây là phía Canada không có điều khoản ràng buộc công ty của Canada sẽ tham gia và thực hiện dự án. Chúng tôi mong muốn chọn những ứng cử viên tốt nhất. Thực tế cho thấy bên tham gia các dự án là những đối tác của địa phương, của Việt Nam, các nước khác chứ không phải của Canada.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo