xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ mượn danh "quốc bảo" để trục lợi?: Chậm xác minh

Hoàng Thanh

(NLĐO) - Lực lượng chức năng được giao đi xác minh thông tin doanh nghiệp công bố sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh đã chậm báo cáo kết quả cho UBND tỉnh Kon Tum.

Đến ngày 12-1, các lực lượng chức năng được giao xác minh thông tin Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam (Công ty Sâm Việt Nam) - doanh nghiệp công bố đang sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei - vẫn chưa có kết quả, gửi báo cáo về UBND tỉnh Kon Tum.

Như vậy, đã chậm 2 ngày so với yêu cầu của ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, tức phải kiểm tra, báo cáo vụ việc trước ngày 10-1.

Vụ mượn danh quốc bảo để trục lợi?: Chậm xác minh - Ảnh 1.

Công ty Sâm Việt Nam công bố đang sở hữu vườn sâm Ngọc Linh 10 ha khiến nhiều người ngỡ ngàng

Trước đó, ông Tháp đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Tu Mơ Rông, UBND huyện Đắk Glei và các đơn vị có liên quan kiểm tra thông tin Công ty Sâm Việt Nam công bố đang sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh.

Ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNN, cho biết đã giao việc xác minh cho Chi cục Kiểm lâm. Còn ông Võ Sỹ Chung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, nói do thời gian được giao xác minh có 2 ngày cuối tuần nên hiện các cán bộ vẫn đang kiểm tra, khi có kết quả sẽ báo cáo về Sở NN-PTNN để thông tin cho báo chí.

Trong khi đó, khi được hỏi về thông tin Công ty Sâm Việt Nam công bố đang sở hữu 10 ha Sâm Ngọc Linh thì nhiều cán bộ, lãnh đạo các đơn vị, địa phương ở tỉnh Kon Tum né tránh vì "nhạy cảm".

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Sâm Việt Nam có tiền thân từ Công ty CP dược liệu Núi Ngọk (địa chỉ 184 Trương Hán Siêu, TP Kon Tum). Công ty này được thành lập tháng 9-2019 với vốn điều lệ 36 tỉ đồng của 5 cổ đông gồm Trịnh Văn Quý; Nguyễn Tuấn Vũ (cùng trú TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1992, trú TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Tạ Văn Động (trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đặng Minh Sơn (trú TP Hà Nội).

Trong đó, ông Nguyễn Tuấn Vũ góp hơn 6,8 tỉ đồng, là người đại diện theo pháp luật, còn bà Nguyễn Thị Thanh Loan được gọi là "nàng sâm" của Kon Tum.

Vụ mượn danh quốc bảo để trục lợi?: Chậm xác minh - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan (giữa), Phó Tổng giám đốc Công ty Sâm Việt Nam, giới thiệu sản phẩm của công ty cho một lãnh đạo tỉnh Kon Tum

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, trong buổi lễ khai trương trụ sở, Công ty Sâm Việt Nam đã công bố đang sở hữu 10 ha Sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Thông tin này đã khiến nhiều lãnh đạo địa phương ngỡ ngàng vì không biết gì về diện tích này.

Sâm Ngọc Linh là loài cây có giá trị kinh tế cao, đặc thù nên được tỉnh Kon Tum quản lý rất chặt chẽ để bảo tồn nguồn giống và thương hiệu. Do đó, sau khi công ty công bố thì chính quyền địa phương đã xác minh bước đầu thì các địa phương trên không có diện tích nào như Công ty Sâm Việt Nam công bố.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Vũ cho biết công ty liên kết với người dân để trồng dược liệu và thu mua sản phẩm của người dân. Việc liên kết, thu mua này là tự do thương mại và bí mật doanh nghiệp nên không cần thông qua chính quyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo