xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xem thường hiểm họa cháy chung cư

Phạm Hồ

13 người chết, 46 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại chung cư cao cấp ở quận 8, TP HCM đã làm rúng động cư dân ở hàng ngàn cao ốc hiện hữu. Những hiểm họa này đã được cảnh báo từ lâu.

Hỏa hoạn là một trong những thảm họa lớn nhất của loài người sau chiến tranh. Trong quá khứ, nhiều thành phố đã bị chôn vùi dưới tro tàn, hàng ngàn người tử vong, hàng triệu người phải tha hương cầu thực. Ngay từ thuở hình thành những đô thị sơ khai, các yêu cầu về phòng hỏa luôn được đặt ra hàng đầu. Bởi cái giá phải trả quá lớn và có thể tiêu diệt mọi nỗ lực xây dựng kinh tế - xã hội. Yêu cầu đó ám ảnh và được tiếp nối đến hiện tại. Thế nhưng, bằng nhiều lý do thuần túy từ con người, nó đã bị bỏ qua rất hời hợt. Hiển nhiên, cái giá phải trả vẫn tiếp diễn.

Tại TP HCM, sau vụ cháy ITC năm 2002 làm 130 người thương vong, nỗi hãi sợ về hỏa hoạn lần nữa được cảnh báo và công tác phòng cháy, chữa cháy được triển khai quyết liệt trên toàn quốc. Điều đó đã phần nào chấn chỉnh công tác phòng ngừa và giúp người dân nâng cao cảnh giác, nhưng không bao giờ là đủ. Ngày 29-7-2017, cháy lớn tại xưởng bánh kẹo ở huyện Hoài Đức, Hà Nội làm 8 người chết. Cùng năm này, ngày 26-2, cháy trại hòm ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương làm 4 người chết; ngày 12-3, cháy một cơ sở kinh doanh ở quận Bình Tân, TP HCM làm 4 người chết ... Con số người chết vì hỏa hoạn cứ dài dằng dặc ở khắp các địa phương.

Tại các thành phố lớn hiện nay, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên do quy hoạch quá cũ kỹ, nhà ở ken dày, đường lưu thông nhỏ, hẻm kiệt bức bách và phần lớn vẫn sử dụng bếp gas để nấu ăn nhưng thiếu các điều kiện bảo đảm an toàn. Còn tại hàng ngàn chung cư cũ trải khắp các quận, huyện thì thiết kế hệ thống phòng cháy hầu như không có. Các chung cư xây dựng sau này tuy có quan tâm hơn nhưng vẫn khó bảo đảm theo các yêu cầu nghiêm ngặt hiện hành. Thiết kế hệ thống phòng chống cháy nổ ở các cao ốc có thể được duyệt nghiêm túc nhưng khi xây dựng, nhà đầu tư đã bỏ qua để giảm giá thành nên bằng nhiều cách, họ đã vượt qua các cuộc kiểm tra chuyên ngành. Chưa cháy thì khó phản biện, nhưng cháy rồi tất cả sẽ hiển hiện.

Không phải ngẫu nhiên mà công tác phòng cháy được đặt lên trên cả chữa cháy. Thế nhưng, ý thức của nhiều người dân quá kém trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các phương án phòng ngừa hỏa hoạn. Nói không ngoa, đến nay cũng không có nhiều người thuộc được tiêu lệnh chữa cháy thông thường, cách thoát hiểm chứ nói gì đến kiến thức về phòng cháy.

Một câu chuyện điển hình của người Nhật, khi các tu nghiệp sinh sang làm việc thì việc đầu tiên là được tập huấn triệt để công tác phòng cháy, chữa cháy. Càng ngạc nhiên hơn khi trẻ em vừa biết đi đã được dạy làm quen với hiệu lệnh báo cháy, không được rời người lớn khi xảy ra sự cố. Khi lớp 1 đã được học cách sử dụng bình cứu hỏa và sơ tán khỏi đám cháy... Trẻ em luôn được tập huấn thực hành tự bảo vệ khi xảy ra hỏa hoạn thường xuyên trong các kỳ học.

Không phòng được hỏa hoạn thì khi tai họa xảy ra thì chỉ còn việc giải quyết hậu quả mà thôi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo