xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Xương sống" phát triển vùng thủ đô

Bài và ảnh: Huy Thanh

Tuyến đường Vành đai 4 khi hoàn thành sẽ liên kết giao thông nhiều địa phương trong vùng thủ đô, tạo động lực phát triển toàn diện

Hội đồng thẩm định cấp cơ sở TP Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên vừa họp, thẩm định hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - vùng thủ đô.

Giải phóng mặt bằng tốn 25.000 tỉ đồng

Dự án đường Vành đai 4 kết nối vùng thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011 với chiều dài toàn tuyến hơn 98 km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh, thành: Hà Nội (56,5 km), Hưng Yên (20,3 km) và Bắc Ninh (21,2 km).

Theo tính toán ban đầu, phương án đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án nếu là cao tốc đi bằng khoảng 105.000 tỉ đồng, còn phương án cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến khoảng 135.000 tỉ đồng (đã gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng). Ngoài ra, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo chỉ giới 120 m khoảng 25.000 tỉ đồng.

Xương sống phát triển vùng thủ đô - Ảnh 1.

Các tuyến đường vành đai được xem là “xương sống” kết nối giao thông Hà Nội và các địa phương trong vùng thủ đô

Tuy nhiên, theo nguồn tin, sau khi tiếp thu, chỉnh sửa một số nội dung thiết kế theo ý kiến của lãnh đạo của 3 địa phương, dự án này sẽ có tổng chiều dài tăng lên hơn 110 km, với tổng mức đầu tư gần 90.400 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết đường Vành đai 4 được xác định là tuyến đường liên vùng kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội. Việc đầu tư phát triển tuyến đường này sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề như: phân luồng giao thông từ xa theo các hướng; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh; tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3, Vành đai 4, chuỗi 5 đô thị vệ tinh, kết nối chùm đô thị TP Hà Nội và các khu đô thị, công nghiệp trong vùng thủ đô...

Đề xuất ban hành trái phiếu

Đối với dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành mới đây đã giao UBND TP Hà Nội chuẩn bị đầu tư dự án (trên cơ sở đã thống nhất với UBND các tỉnh), thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng.

Ông Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, kiến nghị hội đồng thẩm định xem xét bố trí đi dưới thấp đoạn đường bắt đầu từ địa phận huyện Thuận Thành đến Quốc lộ 38, đoạn đường còn lại trên địa bàn tỉnh đi trên cao; bổ sung 2 nút giao hoa thị cho phù hợp với độ dài cả tuyến qua địa bàn tỉnh; cho triển khai thi công sớm đối với những địa phương tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng sớm. Đồng thời, đề xuất Chính phủ ban hành trái phiếu nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp.

Về phương án tài chính, các địa phương kiến nghị Thủ tướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cơ chế tài chính đặc thù để bảo đảm tính khả thi của dự án, cũng như lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của trung ương và các địa phương có dự án đi qua trong việc bố trí nguồn lực; đầu tư theo hình thức hỗn hợp gồm: đầu tư công và PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) cho toàn tuyến, bao gồm cả thành phần đường cao tốc trên cao là 100% BOT; kiến nghị trung ương hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các địa phương để triển khai dự án, đặc biệt là để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết quan điểm chung là phải tổ chức triển khai đầu tư khép kín toàn tuyến đường Vành đai 4; triển khai đầu tư hỗn hợp đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT; TP Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến; bổ sung quy hoạch thành phần đường cao tốc đi trên cao; các địa phương có tuyến đi qua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo các dự án riêng trên địa bàn.

Về cơ cấu vốn, trung ương hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho 3 địa phương; các địa phương có tuyến đi qua ưu tiên bố trí vốn ngân sách tham gia một phần kinh phí đầu tư xây dựng phần đường dưới thấp; toàn bộ kinh phí còn lại là phần vốn của nhà đầu tư BOT (khoảng 50%). 

Khép kín các tuyến vành đai

TP Hà Nội đề xuất Bộ GTVT tải cùng với việc triển khai đầu tư tuyến đường Vành đai 4 thì việc tiếp tục nghiên cứu, tổ chức đầu tư tuyến đường Vành đai 5 là cần thiết vì tuyến đường Vành đai 5 chỉ có ý nghĩa khi khép kín toàn tuyến (qua 8 tỉnh, thành phố).

Để bảo đảm triển khai đồng bộ phát huy hiệu quả đầu tư, đề nghị Bộ GTVT chủ trì phối hợp với TP Hà Nội (trung tâm vùng thủ đô) và các tỉnh có tuyến đi qua nghiên cứu đầu tư đồng bộ toàn bộ tuyển đường Vành đai 5 - vùng thủ đô bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn vốn đối ứng của các địa phương, tập trung đẩy mạnh đầu tư, bảo đảm tính kết nối trên toàn tuyến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo