xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ từ cồn methanol

Gia Hưng

Viện Methanol (MI) có trụ sở chính tại Singapore đang cộng tác chặt chẽ cùng Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) nhằm phòng chống các vụ nhiễm độc methanol cho người tiêu dùng tại Việt Nam do việc lưu thông bất hợp pháp các loại đồ uống có cồn lậu.

Việc sản xuất và phân phối bất hợp pháp các loại đồ uống có cồn bị nhiễm bẩn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng gây ra ngộ độc và tổn thương nặng nề cho người uống. Những sự cố này phần lớn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp xử lý vi phạm theo pháp luật một cách thích đáng và công tác giáo dục kiến thức cho người tiêu dùng.

Methanol - còn được biết đến như là “cồn gỗ” - là hóa chất công nghiệp được sử dụng trong sản xuất hàng trăm sản phẩm quen thuộc như các vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, nhựa, sơn. Methanol còn được sử dụng tại một số quốc gia trong nhiên liệu xăng dưới dạng hỗn hợp nhiên liệu methanol. Theo cách này, chỉ số ốc-tan trong nhiên liệu được cải thiện và mức phát thải thấp hơn từ các phương tiện vận hành.

Ethanol hay còn gọi là “rượu gạo” được sử dụng trong các đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, methanol được các doanh nghiệp vô trách nhiệm và ham lợi nhuận cố ý cho vào các loại đồ uống có cồn thay thế cho ethanol do methanol có giá rẻ hơn. Trong nhiều trường hợp khác, vấn đề này bắt nguồn từ việc chưng cất sơ sài các loại rượu do các cơ sở nhỏ lẻ tự nấu. Theo đó, các thành phần được chưng cất có chứa hàm lượng methanol cao được dùng để pha chế đồ uống bán ra thị trường.

Methanol là chất độc và chỉ cần uống khoảng 25-90 ml (0,7-3,0 oz) có thể gây chết người nếu không được cấp cứu và xử lý y khoa kịp thời. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12-24 giờ sau khi dùng. Nhiễm độc methanol có thể dẫn đến say xỉn nặng, nôn ói, đau đầu và đau dạ dày, cho đến hôn mê, suy gan và trong các trường hợp nặng gây chết người. Bị mù lòa cũng phổ biến - nó có thể kéo dài vài giờ hoặc có thể dẫn đến tổn hại vĩnh viễn.

Nhiễm độc methanol có thể được điều trị nếu được chẩn đoán trong vòng 10 đến 30 giờ sau khi dùng phải. Việc điều trị bao gồm cho dùng muối natri hidrocarbonat (NaHCO3), hạn chế sự chuyển hóa methanol bằng sử dụng ethanol và thẩm tách máu/lọc máu. Fomepizole cũng có thể được tiêm như là thuốc giải độc cho nhiễm độc methanol với mục đích hạn chế việc chuyển hóa methanol.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo