xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Săn” dừa sáp

Bài và ảnh: CÔNG TUẤN- XUÂN THẠNH

Vài năm trở lại đây, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) bỗng nhiên nổi tiếng với một loại trái cây “lạ”, khiến cho nhiều người từ khắp nơi tìm đến để được thưởng thức hương vị thơm ngon của nó. Đó là trái dừa sáp (hay còn gọi là dừa đặc ruột).

Cụ Thạch Chịa, ngụ ở khóm 2, thị trấn Cầu Kè năm nay 84 tuổi, là một trong những người trồâng dừa sáp đầu tiên, kể lại: Vào khoảng năm 1942, một vị sư cả ở Cầu Kè có dịp sang Campuchia và được thưởng thức món dừa sáp rất ngon và mới lạ. Khi trở về, vị sư này mang theo 2 trái dừa sáp để trồng nhân giống. Từ đây, cây dừa sáp bắt đầu được người dân địa phương biết đến.

img
Cụ Thạch Chịa ở khóm 2 thị trấn Cầu Kè với trái dừa sáp giống

Dừa sáp cũng giống như những cây dừa bình thường khác nhưng khi ra trái, mỗi buồng dừa chỉ có 1 - 2 trái dừa đặc ruột, những trái còn lại là dừa bình thường. Để nhận biết dừa sáp, người ta lắc mạnh trái dừa. Nếu nghe bên trong có tiếng kêu rất nhỏ thì đó chính là dừa sáp. Bổ ra, nước bên trong trái dừa sáp gần như bị cô đặc lại, tạo cho phần cơm dừa trở nên rất dày nhưng không cứng như cơm dừa thường. Đấy chính là lý do khiến cho dừa sáp trở thành món sinh tố ăn rất thơm ngon.

Do thuộc loại trái cây “hiếm” vì tỉ lệ ra trái thấp, nên giá dừa sáp rất cao nhưng cung vẫn không đủ cầu. Cách đây 3 năm, giá một trái dừa sáp chỉ từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng, thì nay lên đến 60.000 đồng/trái vì nhiều người đi “săn” loại trái cây này để làm quà biếu.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, hiện toàn huyện Cầu Kè có từ 6.000 đến 7.000 cây dừa sáp, trong đó có khoảng 1.000 cây đang cho trái; số còn lại trong độ từ 2- 3 năm tuổi. Việc nhân giống dừa sáp đang được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm.

Trước mắt, Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật (thuộc Bộ Công nghiệp) đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân, lưu giữ giống và xây dựng mô hình chuyên canh dừa đặc ruột” trong giai đoạn từ năm 2005-2006 với quy mô 6 ha, trong đó có 1 ha nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi (có tên gọi là Macapuno) được nhập từ Philippines. Phương pháp này sẽ nâng tỉ lệ sáp ở trái dừa từ 20% lên khoảng 70%.

Nhiều người từ các địa phương khác đã tìm đến huyện Cầu Kè để mua giống dừa sáp về trồng. Thế nhưng, tỉ lệ trái đặc ruột rất thấp, thậm chí không cho trái đặc ruột. Kỹ sư Trần Văn Lực, cán bộ nông nghiệp xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, nhận định: Ngoài vấn đề về kỹ thuật trồng, do điều kiện ưu đãi về thổ nhưỡng, nên chỉ ở vùng Cầu Kè mới thích hợp để phát triển và lưu giữ giống dừa sáp quý hiếm này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo