xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

104 di tích ở Hà Nội bị xâm hại: Tiền đâu để di dời?

Thuận Anh

Trung bình cần 1,5 tỉ đồng để di dời một hộ dân. Hà Nội cần hơn 1.700 tỉ đồng để di dời 1.203 hộ dân ra khỏi di tích, chưa kể cơ quan nhà nước

Cả trăm di tích của Hà Nội phải được giải phóng khỏi tình trạng lấn chiếm, xâm hại. Hàng nghìn hộ dân sống trong các di tích đang chờ di dời. Tuy nhiên, việc di dời này không phải dễ dàng bởi phải có nguồn kinh phí và một quỹ nhà tái định cư lớn.

Gian nan bài toán kinh phí

Từ khi các quận nội thành Hà Nội bắt đầu thực hiện di chuyển hộ dân ra khỏi di tích đến nay, toàn thành phố mới triển khai được hơn 20 di tích. Điều này đồng nghĩa với việc di chuyển dân sống trong khu vực 1 ở 104 di tích sẽ là vấn đề gian nan.

Chùa Cầu Đông, một trong những di tích hiếm hoi đã di dời được các hộ dân lấn chiếm Ảnh: YẾN ANH
Chùa Cầu Đông, một trong những di tích hiếm hoi đã di dời được các hộ dân lấn chiếm Ảnh: YẾN ANH

Theo Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, tính đến nay, toàn TP Hà Nội có hơn 20 di tích được chính quyền địa phương thực hiện được việc di dời các hộ dân, trong đó quận Hoàn Kiếm 10 di tích, quận Hai Bà Trưng 7 di tích và quận Đống Đa 4 di tích, như đình Kim Ngân, chùa Quan Đế, chùa quán Huyền Thiên, chùa Cầu Đông, chùa Vĩnh Trù, chùa Thiên Phúc, đình Đông Thành (quận Hoàn Kiếm), chùa Liên Phái, chùa Vua, chùa Chân Tiên, chùa Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng), chùa Linh Ứng, chùa Huy Văn, chùa Quang Minh (quận Đống Đa)… Tuy nhiên, số di tích đã hoàn thành việc di dời hộ dân lấn chiếm so với tổng số di tích bị lấn chiếm chỉ là một con số nhỏ.

Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội thừa nhận nguồn lực để thực hiện việc di dời các hộ dân ra khỏi di tích đã xếp hạng, cụ thể là kinh phí và quỹ nhà tái định cư, đang là bài toán nan giải của Hà Nội. Trên thực tế, việc di chuyển các hộ dân ra khỏi di tích không là ưu tiên số một trong phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Hiện tại, nguồn ngân sách của Hà Nội dành cho phát triển văn hóa tương đối nhiều nhưng cũng không thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của ngành này. Ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết kể từ năm 2008 đến nay, quận Hoàn Kiếm tổ chức di dời hộ dân tại 10 di tích với 200 hộ và khoảng 1.000 nhân khẩu. Quận cũng có chủ trương trong năm 2016 này di dời tiếp các hộ dân sống trong di tích đình Hà Vĩ, đình Trung Yên… Đây là một cố gắng rất lớn của quận bởi để giải quyết được quỹ nhà cho các hộ này là vấn đề khó; kinh phí bồi thường cho việc di chuyển rất lớn. Tính trung bình kinh phí bỏ ra cho mỗi hộ di chuyển khoảng 1,5 tỉ đồng. Trong khi đó, nhiều hộ ở mặt phố không muốn di dời đi nơi khác do khu vực phố cổ dễ kinh doanh, kiếm sống.

Một số hộ gia đình đang sử dụng cửa ngách chùa Quang Hoa để kinh doanh hàng ăn dù ý thức được rằng đang ở trong đất của di tích nhưng không muốn di chuyển vì việc kinh doanh đang thuận lợi. Một số hộ khác dù đã mua căn hộ nơi khác để ở nhưng vẫn khóa cửa nhà trong di tích để chờ nhà nước đền bù như các gia đình ở đình Hà Vĩ, chùa Đồng Quang.

Theo bà Phạm Thị Hiền, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng, quận này rất quan tâm đến việc di dời các hộ dân sống trong di tích. Chùa Liên Phái đã giải phóng các hộ dân đến lần thứ ba, chùa Vua cũng hai lần di dời hộ dân, riêng cụm chùa Quang Hoa - Pháp Hoa - Thuyền Quang có số hộ dân đông, sẽ giải quyết từng bước một.

Khó khăn nguồn vốn xã hội hóa

Bên cạnh vốn ngân sách, nhiều nhà chùa đã huy động nguồn vốn xã hội hóa trong việc tu bổ, tôn tạo di tích, trong đó có việc di dời các hộ dân ra khỏi di tích. Chùa Thọ Lão đã chủ động di chuyển 3 hộ dân ở giữa di tích bằng nguồn vốn tự có, chùa Đức Viên cũng huy động nguồn vốn xã hội hóa cùng quận Hai Bà Trưng di chuyển các hộ dân tạo sự đồng thuận cao trong dân, chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm) cũng có cách làm tương tự.

Tuy nhiên, không phải di tích nào cũng kêu gọi được nguồn vốn này nên việc di dời các hộ dân vẫn chậm. Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Liên Phái - cho hay sau hai lần di chuyển năm 1997 và 2002, 37 hộ dân đã được dời khỏi di tích, còn 7 hộ chưa di dời được. Hòa thượng cho biết với các hộ còn lại, nhà chùa đang kiến nghị với quận Hai Bà Trưng đưa vào kế hoạch giải tỏa năm 2016-2017.

Chờ quỹ nhà, đất tái định cư

Quỹ nhà tái định cư để di chuyển các hộ dân trong di tích cũng là vấn đề khó khăn. Không chỉ thiếu riêng quỹ nhà di chuyển hộ dân ra khỏi di tích, ngay cả quỹ nhà để di dân giải phóng mặt bằng làm đường vành đai, làm các công trình phúc lợi khác của thành phố cũng đang rất thiếu. Ở nhiều quận, quỹ đất, quỹ nhà còn khó hơn cả nguồn kinh phí. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, cho biết việc di chuyển phụ thuộc vào khả năng của từng địa phương, tùy theo ngân sách và quỹ nhà tái định cư có được. Phải làm dần từng bước một, còn nếu làm cùng lúc, chắc chắn sẽ không đủ khả năng để thực hiện điều này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo