xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Festival Áo dài Hà Nội - Tinh hoa áo dài Việt Nam

Hoàng Lan Anh

Bài toán khó về áo dài Hà Nội đã được các nhà thiết kế giải đáp một cách hấp dẫn, cuốn hút bằng những ý tưởng sáng tạo của mình

Với chủ đề “Tinh hoa áo dài Việt Nam”, Festival Áo dài Hà Nội năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 16-10 tại Hoàng thành Thăng Long qua rất nhiều hoạt động mà xuyên suốt là một màu chủ đạo về văn hóa - lịch sử - con người Hà Nội.

Hiện đại mà mềm mại, duyên dáng

Những nét đẹp của phố cổ Hà Nội, của cốm làng Vòng, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, của danh lam thắng cảnh đất thủ đô… đã được 32 nhà thiết kế trong và ngoài nước gửi gắm trong tà áo dài truyền thống, mang đến một diện mạo mới cho áo dài Việt Nam trong Festival Áo dài Hà Nội năm 2016.

Điểm nhấn của các buổi trình diễn vẫn là dàn nghệ sĩ gạo cội của làng điện ảnh, âm nhạc và truyền hình. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện của cụ bà Nguyễn Thị Sính, phu nhân cố họa sĩ Bùi Xuân Phái. Dù đã ngoài 90 tuổi, cụ Sính vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Cụ sẽ xuất hiện trên sân khấu với tư cách là chứng nhân lịch sử của Hà Nội, đồng thời là chứng nhân của nhiều bức tranh vẽ về Hà Nội nổi tiếng của cố danh họa Bùi Xuân Phái.

Trình diễn áo dài trong buổi họp báo giới thiệu Festival Áo dài Hà Nội 2016 Ảnh: NGUYỄN HÒA
Trình diễn áo dài trong buổi họp báo giới thiệu Festival Áo dài Hà Nội 2016 Ảnh: NGUYỄN HÒA

Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, Giám đốc Sáng tạo của Festival Áo dài Hà Nội 2016, một số đại sứ quán và ngoại giao đoàn nước ngoài cũng rất hào hứng tham gia sự kiện năm nay. Đại sứ Ý đã chọn 2 nhà thiết kế đang sống tại quê nhà để thiết kế áo dài cho bà; vợ chồng nguyên Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM cũng tham gia chương trình với tư cách nhân vật trình diễn.

Tạo nên sức sống mới trên nền tinh hoa Hà Nội cho những tà áo dài truyền thống không phải là điều dễ dàng. Nhà thiết kế Minh Hạnh thừa nhận “đụng” vào áo dài là khó, áo dài về Hà Nội lại càng khó gấp trăm vạn lần. Thế nhưng, bài toán khó này đã được các nhà thiết kế giải một cách hấp dẫn, cuốn hút bằng những ý tưởng sáng tạo của mình. Với hình ảnh những nàng tố nữ, con đường gốm sứ, Khuê Văn Các, tháp Rùa, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, phố cổ Hà Nội, thậm chí cả những bức tranh cổ động…, các nhà thiết kế đã xử lý bằng kỹ thuật rất mới làm cho chiếc áo dài rất hiện đại mà vẫn mềm mại, duyên dáng. Một số người còn chọn hội họa làm cảm hứng để thiết kế áo dài, trong đó có tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái, Trần Nguyên Đán, Phạm Bình Chương…

img

Truyền tải những thông điệp lịch sử

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - đơn vị tổ chức chương trình, cho biết Festival Áo dài Hà Nội 2016 là bước đi chiến lược của TP để tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực, đồng thời là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế.

Theo ông Hồng, trang phục truyền thống của mỗi quốc gia đều ẩn chứa những tinh hoa văn hóa đặc sắc, có khả năng khơi gợi cảm xúc, mong muốn khám phá của khách du lịch khi đặt chân đến một đất nước. Nếu như Hàn Quốc có hanbok, Nhật Bản có kimono, Scotland có váy kilt... thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng.

“Áo dài đại diện cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, e lệ... nhưng lại ẩn chứa nét đẹp yêu kiều, căng tràn sức sống. Tôi cho rằng hình ảnh người con gái trong tà áo dài gắn với cuộc sống của người Hà Nội, với những điểm đến du lịch hay hòa mình vào các cánh đồng hoa của bốn mùa, đi trên những con đường rợp bóng mát của mùa hạ hoặc trải đầy lá vàng của mùa thu… đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại những ấn tượng đầu tiên về hình ảnh tươi đẹp của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đến với du khách quốc tế” - ông Hồng nhấn mạnh.

Tâm sự về lý do chọn Hoàng thành Thăng Long, một di sản văn hóa, để tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016, nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng Hà Nội có rất nhiều địa điểm đẹp, không phải là vẻ đẹp do con người mới tạo ra mà là vẻ đẹp của lịch sử. Bộ áo dài cũng là một trang phục chứa đựng tính lịch sử lâu đời, khi được đặt trong không gian này sẽ truyền tải được rất nhiều thông điệp. Áo dài là một biểu trưng đặc sắc của văn hóa, thời trang sẽ không thể phát triển khi không có nguồn gốc từ bản sắc.

Lễ khai mạc sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ ngày 14-10 trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhiều hoạt động ý nghĩa

Trong ngày khai mạc 14-10, các nhà thiết kế sẽ giới thiệu những bộ sưu tập đặc sắc nhất về Hà Nội qua các bộ sưu tập áo dài trình diễn và các gian hàng trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Chủ đề “Hà Nội và mẹ” mở rộng các mẫu thiết kế không chỉ về Hà Nội mà còn là hình ảnh người mẹ Việt Nam.

Đêm 15-10, chương trình biểu diễn áo dài sẽ diễn ra từ 20 giờ đến 22 giờ tại Quảng trường Đoan Môn, khu di tích Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Hanoi Lifestyle”. Những bộ sưu tập sẽ mang phong cách trẻ trung dành cho các bạn trẻ và không biên giới. Trong ngày thứ hai còn có thi vẽ tranh trên áo dài cho thiếu nhi, tạo dáng cùng áo dài.

Trong ngày cuối cùng, bên cạnh lễ diễu hành áo dài trên phố Hoàng Diệu qua đường Thanh Niên, lễ rước tôn vinh các vị tổ nghề và các nghệ nhân nhằm thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” còn có hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị áo dài truyền thống trong phát triển du lịch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo