xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan gầy dựng thương hiệu phim Việt: Thất thế ngay trên sân nhà

Ngô Thu

Điện ảnh Việt như một cơ thể yếu đuối đang phải đối mặt với nhiều sức ép cạnh tranh, cần được bồi bổ bằng những chính sách vĩ mô kịp thời và hiệu quả

Trong hội thảo “Xây dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt” do Cục Điện ảnh tổ chức tại TP HCM  sáng 2-12, nhiều ý kiến tỏ ra lạc quan về phim Việt Nam khi cho rằng không ít phim Việt thời gian qua đã “đánh bại” phim nước ngoài, cả phim “bom tấn” phát hành cùng thời điểm. Nhưng nếu xét tổng thể, con số doanh thu đạt đến 100 tỉ đồng của một vài phim trong tổng số hàng trăm bộ phim Việt ra rạp thời gian gần đây là không đáng để lạc quan.

Xây dựng thương hiệu phải từ trong nước

Sẽ quá lớn lao khi bàn đến xây dựng thương hiệu phim Việt trên thị trường quốc tế khi thị trường trong nước, phim Việt vẫn là con số không. Cho đến nay, điện ảnh Việt Nam chưa có nền công nghiệp sản xuất phim hiện đại, vẫn trong tình trạng lạc hậu, sản xuất manh mún và thiếu chuyên nghiệp trong tất cả các khâu.

Lâu nay, điện ảnh Việt Nam đang chia thành 2 dòng phim, tạm gọi là phim chú trọng về nghệ thuật và phim giải trí thương mại. Phim nghệ thuật chiếu ra rạp không có khán giả. Nhiều phim trong số này đưa đi tham dự các liên hoan phim quốc tế nhưng chỉ mang về những giải thưởng có tính động viên và những lời khen xã giao là chính. Còn bán ra nước ngoài thì không ai mua, chiếu ở các rạp trong nước không có người xem hoặc không rạp nào chịu phát hành. Phim thương mại thường có doanh thu cao, thậm chí lên đến 100 tỉ đồng như “Để Hội tính” (Để Mai tính 2) nhưng đây là những phim bị công luận và giới chuyên môn chỉ trích về mặt nghề, gọi là “thảm họa”. Vì vậy, dù điện ảnh Việt có phim được giải ở các liên hoan phim quốc tế, doanh thu đạt mức 100 tỉ đồng nhưng vẫn chưa thể làm nên thương hiệu và vị thế phim Việt ngay trên sân nhà. Ngoại trừ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mới đây đạt cả 2 tiêu chí: nghệ thuật và thương mại, tạo dựng niềm tin để những người làm điện ảnh lạc quan hơn.

 

Cảnh trong phim “Yêu” - một trong những phim Việt mới phát hành đang thu hút khán giả. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Cảnh trong phim “Yêu” - một trong những phim Việt mới phát hành đang thu hút khán giả. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

 

10 năm trở lại đây, nhờ có vốn đầu tư của nước ngoài và các nhà phát hành phim tư nhân trong nước, hệ thống rạp chiếu phim mới được xây dựng tại các thành phố lớn, biến một thị trường chiếu phim bệ rạc, với những rạp chiếu rách nát, xuống cấp, lạc hậu trở thành thị trường kinh doanh, phát hành và chiếu phim sôi động và siêu lợi nhuận.

Doanh thu chiếu phim hiện nay lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm  nhưng chủ yếu từ phát hành phim của nước ngoài. Phim Việt phát hành mỗi năm chưa nhiều và số đạt doanh thu cao cũng chỉ có vài phim.

Trong hội thảo “Xây dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt”, nhiều ý kiến cho rằng muốn xây dựng được thương hiệu và vị thế phim Việt có sức cạnh tranh ngay thị trường trong nước và trong khu vực, điện ảnh Việt Nam cần có chính sách vĩ mô kịp thời. Nhà nước phải giữ vai trò hỗ trợ và điều tiết bằng các chính sách hợp lý. Thành công của phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được mọi người đưa ra để chứng minh cho cách làm đúng đắn trong chính sách tài trợ, đặt hàng của nhà nước. Chỉ khi điện ảnh Việt Nam có nhiều phim vừa bảo đảm tính nghệ thuật vừa đạt doanh thu cao, phim Việt mới có thể tạo dựng được thương hiệu và vị thế cho mình.

Phát hành lép vế

Sức sản xuất phim quá yếu, phát hành phim cũng khó cạnh tranh nổi với các đơn vị ngoại. Theo Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam, thị phần chiếu phim tại Việt Nam đang nghiêng hẳn về các đơn vị phát hành phim có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hơn 50 cụm rạp tại các TP lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ..., rạp chiếu phim có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến khoảng 80%. Dẫn đầu thị trường hiện nay là hệ thống rạp CGV với 27 cụm rạp có 176 phòng chiếu phủ khắp 10 TP lớn trong cả nước. Đứng thứ hai là Lotte Cinema - Hàn Quốc , với 16 cụm rạp. Đứng thứ 3 là Platinum (được thành lập bởi Tập đoàn Multivision từ Indonesia) với 5 cụm rạp. Trong khi đó, các nhà phát hành trong nước có hệ thống cụm rạp tạm đủ sức đối đầu với đối thủ ngoại  chỉ có BHD và Galaxy. Mới đây có thêm một đơn vị trong nước gia nhập thị trường kinh doanh rạp chiếu phim và phát hành phim là Mega GS (hợp tác giữa 2 đơn vị: Saigon Media và Sóng Vàng Group), vừa khai trương cụm rạp đầu tiên tại TP HCM.

Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam cho biết trong tương lai gần, khoảng cách thị phần phát hành phim giữa rạp nội và rạp ngoại này sẽ còn được gia tăng nhanh hơn khi CGV, Lotte Cinema, Platinum đặt mục tiêu tăng lên hàng chục cụm rạp chiếu trong cả nước. Các đơn vị trong nước như BHD hay Galaxy cũng có kế hoạch phát triển hệ thống rạp của mình nhưng trong cuộc đua này dù nỗ lực đến mấy, nhà phát hành nội vẫn yếu thế.

Khi phần lớn thị phần chiếu phim nằm trong tay các ông chủ ngoại quốc thì phim Việt Nam khó được chia doanh thu cao (phim Việt phát hành tại các rạp của chủ ngoại phần lớn chỉ được hưởng 30% doanh thu bán vé) và chính sách ưu tiên phát hành phim Việt của nhà nước sẽ gặp khó khăn, nhất là khi phim Việt chưa đủ sức cạnh tranh với phim nước ngoài. Đây là bài toán khó cần sớm có lời giải cho điện ảnh Việt Nam.

 

Nước ngoài đã làm thế nào?

Theo báo cáo của ông Đỗ Duy Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, tại hội thảo “Các chính sách và biện pháp ưu đãi phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam” diễn ra sáng 3-12 tại TP HCM, hiện mức độ đầu tư của nhà nước vào thị trường phim ảnh nội địa là 3 triệu USD/năm (tương đương 64 tỉ đồng) nhưng hiệu quả rất thấp.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo nói trên của mình, chuyên gia đến từ Đan Mạch, ông Jacob Kristei Hogel, cho rằng cũng như các nước khác, Đan Mạch có các quỹ hỗ trợ điện ảnh, chia ra 2 loại hình: hỗ trợ phim mang tính nghệ thuật và phim đáp ứng nhu cầu của khán giả. Mỗi năm, Viện phim Thụy Điển hỗ trợ khoảng 20 phim truyện, 25 phim tài liệu, 15 phim tài năng, 25% ngân sách tài trợ dành cho phim trẻ em và thanh niên. Ông Jacob nhấn mạnh nếu không đào tạo nhân lực giỏi, xây dựng lực lượng khán giả thì dù có chính sách tốt cũng khó thúc đẩy sự phát triển của nền điện ảnh.

Cũng như Đan Mạch, Hàn Quốc có quỹ điện ảnh thuộc Ủy ban Chấn hưng điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) để hỗ trợ từ khâu sản xuất đến phát hành đủ thể loại phim, quy mô từ 20-30 triệu USD. Trong đó, nguồn ngân sách là 10 triệu USD, các nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài góp vào 10-20 triệu USD.

Ông Michael Werner, Chủ tịch Hãng Fortissimo Films (Hồng Kông), đang là nhà phát hành phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ra thị trường quốc tế dành lời khen ngợi phim này. Là một nhà phát hành, ông quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và cho rằng Việt Nam nên tập trung vào cái trước mắt là tăng số lượng phim có chất lượng như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những nhà sản xuất phim có kinh nghiệm, đạo diễn tài năng và khuyến khích người mua phim.M.Phương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo