xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoành tráng lễ đăng quang Hoàng đế Quang Trung

Bài và ảnh: LINH AN

Lễ đăng quang Hoàng đế Quang Trung được phục dựng lần đầu tại Festival Huế 2008, Đài Truyền hình TPHCM trực tiếp truyền hình lúc 20 giờ ngày 6-6 trên kênh HTV9

220 năm trước, tại núi Bân, phía Tây Nam TP Huế, vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. Tại Festival Huế 2008, lễ hội đăng quang Hoàng đế Quang Trung sẽ được tái hiện suốt 2 giờ, cũng tại núi Bân. Đây được xem là một trong những lễ hội độc đáo.

Núi Bân bừng sáng, lấp lánh với hàng ngàn ánh điện được thiết kế thành 3 tầng. Một không gian lễ hội đầy sắc màu, hoành tráng và cảm xúc. Tiếng trống trận dồn dập, hào khí của đội quân áo vải, cờ đào của Nguyễn Huệ ngày nào giờ đây đang sống lại. Hàng ngàn nông dân áo vải theo Nguyễn Huệ đứng lên dẹp giặc, cứu nước. Lễ hội đăng quang của Hoàng đế Quang Trung lần này đã huy động một lực lượng diễn viên đông đảo đóng vai quân sĩ.

Nội dung lễ hội tái hiện ký ức lịch sử vào năm 1788, khi hay tin quân Thanh tràn qua chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ lập tức hội các tướng lĩnh bàn việc dẹp giặc. Để quy thuận được lòng dân từ Bắc chí Nam, các tướng lĩnh muốn Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi tiến quân ra Bắc. Nguyễn Huệ cho đắp đàn tế trời ở núi Bân, ngày 25-11-1788, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Ngay sau ngày lên ngôi, vua Quang Trung thống lĩnh đại quân hành quân thần tốc ra Bắc, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long.

Người đóng vai vua Quang Trung là NSƯT Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế.

Trống trận gần như là biểu tượng sức mạnh và hào khí của đoàn quân Tây Sơn. 28 cái trống lớn luôn liên hồi dẫn dắt âm vang cả buổi đại lễ. Có 900 diễn viên, bố trí thành 5 đạo binh gồm: bộ binh, kỵ binh, thủy binh..., có 2 voi chiến, 5 ngựa chiến và súng đại bác.

Hai khẩu đại bác đặt hai bên sườn núi khai hỏa 9 phát đạn. Đội lân 5 con xuất hiện nhảy múa tưng bừng, chúc phúc nhà vua khi Nguyễn Huệ đọc xong chiếu lên ngôi.

Màn xuất quân gồm có 1.000 người, 2 voi, 5 ngựa làm âm vang cả một vùng. Cùng với lễ xuất quân là múa cờ, biểu diễn võ cổ truyền Bình Định, đồng diễn võ thuật tái hiện thủy quân, luyện tập hành quân thần tốc... trong trang phục các dân tộc Chăm, Bana, Ê Đê...

Tổng đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng cho biết: “Thông qua việc tái hiện nghệ thuật lễ hội lịch sử về đại sự kiện đăng quang của Hoàng đế Quang Trung, nhằm tạo được dấu ấn quan trọng của truyền thống đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Đồng thời trình diễn một nét đẹp hào hùng, dũng mãnh, ý chí sắt đá, tài thao lược của Hoàng đế Quang Trung với đoàn quân thiện nghệ bách chiến, bách thắng”.

Lung linh Huyền thoại sông Hương

Hôm qua, 5-6, ngày thứ ba của Festival Huế 2008, lễ hội Huyền thoại sông Hương đã diễn ra lung linh trên con sông thơ mộng này. Hàng ngàn người dân địa phương và du khách đã tham dự lễ hội.

img
Chùa Thiên Mụ là một trong 18 điểm nhấn của Huyền thoại sông Hương

Không gian lễ hội giới hạn từ ngã ba Bằng Lãng đến Nghinh Lương Đình, trong một đoạn sông Hương có chiều dài chừng 12 km. Đoàn du thuyền gồm thuyền cung đình và 20 thuyền rồng rực rỡ ánh đèn đã đi qua 18 điểm diễn dọc theo hai bờ sông Hương, trước khi về sân khấu ở Nghinh Lương Đình.

Có thể nói Huyền thoại sông Hương là lễ hội có quy mô dàn dựng lớn và công phu nhất từ xưa đến nay trên con sông Hương thơ mộng này.

Tin- ảnh: L.An

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo