xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Khát” kịch bản phim

Yến Anh

Chưa bao giờ kịch bản phim lại được săn lùng như hiện nay, nhất là phim truyền hình. Không chỉ hai hãng phim truyền hình lớn nhất cả nước là Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) và TFS (Hãng phim Truyền hình TPHCM) mà cả mấy chục hãng phim tư nhân trong Nam ngoài Bắc cũng luôn trong tình trạng “khát” kịch bản.

Săn lùng kịch bản

Tốc độ làm phim, cả phim chiếu rạp và phát sóng trên màn ảnh nhỏ, đang ngày càng gia tăng đến chóng mặt khiến các hãng phim (cả Nhà nước lẫn tư nhân) cùng lao vào cuộc săn lùng kịch bản vốn xưa nay vẫn thiếu trầm trọng. Đến mức bà Thùy Linh, Phó Giám đốc VFC, phải thốt lên: Đúng là thời của các nhà biên kịch. Theo bà Thùy Linh, với quy định tăng thời lượng phát sóng phim Việt Nam như hiện nay, yêu cầu sản xuất phim rất lớn nhưng mỗi năm trung tâm này chỉ sản xuất khoảng 150-200 tập phim. Thông thường, các biên tập của VFC thường chỉ viết được 1-2 bộ kịch bản/năm. Số còn lại, phần lớn trông cậy vào đội ngũ cộng tác viên là các nhà văn chuyển tay ngang sang viết kịch bản phim. Khoảng 70% kịch bản được đưa vào sản xuất ở VFC là do tổ chức, đặt hàng ở ngoài. Các nhà văn Trung Trung Đỉnh, Đặng Minh Châu, Nguyễn Như Phong, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Thanh Hoàng, Khuất Quang Thụy... được coi như người nhà ở VFC, đơn đặt hàng lúc nào cũng được gửi tới. Tình hình này ở TFS cũng không được cải thiện là bao. nhà văn - biên kịch Nguyễn Thu Phương cho biết, năm vừa qua, chị nhận được tới ba đơn đặt hàng từ TFS nhưng chỉ thực hiện được một dự án phim dài 10 tập vì quá bận.

Xã hội hóa đã khiến các hãng phim Nhà nước mất dần thế độc quyền nhận kịch bản từ các nơi gửi tới, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh phí của các hãng tư nhân dành cho kịch bản nhiều từ gấp rưỡi đến gấp đôi (từ 6-10 triệu đồng/tập). Cũng chính vì sự khan hiếm kịch bản này mà ở các hãng phim lớn, chuyển thể kịch bản từ các tác phẩm văn học được các biên kịch sử dụng tối đa. Gần như tất cả những phim gây được tiếng vang thời gian qua ở VFC đều xuất phát từ những kịch bản đặt hàng được chuyển thể từ tiểu thuyết như Mùa lá rụng, Những ngọn nến trong đêm (kịch bản Đặng Minh Châu), Đường đời (kịch bản Phạm Ngọc Tiến - Trung Trung Đỉnh), Đất và người (kịch bản Phạm Ngọc Tiến – Khuất Quang Thụy), Ma làng ( kịch bản Phạm Ngọc Tiến – Nguyễn Hữu Phần), Luật đời (kịch bản Nguyễn Phương Lan – Phạm Ngọc Tiến - Diệu Hương)...

Các nhóm bút trẻ viết không xuể

Cộng tác viên được đặt hàng hết công suất nhưng kịch bản vẫn thiếu triền miên. Và thế là ngoài các cây bút đã “cứng tay”, các nhà làm phim bắt đầu tìm đến hợp tác với các cây bút trẻ. Ngay từ khi còn học trung học, Hà Thủy Nguyên đã lập một nhóm viết kịch bản cộng tác cùng đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Bốn năm kể từ kịch bản đầu tay Đi về phía mặt trời, cây bút này đã cùng nhóm Sói con của mình cung cấp khá nhiều kịch bản cho các hãng phim, gần đây nhất là Vòng nguyệt quế (đã được VFC đưa vào sản xuất) và Blog cô dâu (đang hoàn tất kịch bản, do VFC đặt hàng).

Lưỡng Hà Song Thủy cũng là một nhóm viết khá được chú ý hiện nay. Sự kết hợp của bốn cô gái trẻ cùng gặp nhau trong lớp biên kịch do Quỹ Ford tài trợ Thu Hà, Thái Hà, Thu Thủy, Đinh Thủy đã cho ra lò nhiều kịch bản có giá trị như Âm tính, Không có kiếp sau... Tên tuổi của nhóm nhanh chóng được khẳng định và họ cũng đã nhận những dự án dài hơi cho các hãng phim: FPT, Lasta, VFC, TFS nhờ lợi thế làm việc theo nhóm của mình.

Ở Hãng Phim truyện Việt Nam, ngoài hai biên kịch Bành Mai Phương và Trịnh Thanh Nhã lập nhóm viết riêng, ca sĩ trẻ Hà Anh Thu và Đặng Thu Hà đôi khi cũng kết hợp thành một nhóm trong những dự án phim dài tập. Từng đi hát khá nhiều, lợi thế của Anh Thu là am hiểu chuyện hậu trường của thế giới nghệ sĩ, chính vì thế kịch bản của cô luôn là những đề tài hấp dẫn khán giả. Em muốn là người nổi tiếng, bộ phim mới nhất vừa được trình chiếu trong dịp Tết Mậu Tý của hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam chính là kịch bản đúc rút từ những năm tháng lăn lộn trên sân khấu của tác giả này. Ngoài những nhóm bút đã có tiếng, người ta còn thấy nhiều cây bút trẻ khác đứng tên tác giả kịch bản như Bùi Kim Quy, Trần Thị Thu, Tống Phương Dung ...

Sự lựa chọn số 1 của VFC vẫn là cộng tác với các cây bút trẻ, vì họ say nghề, sáng tạo và đi được dài hơi trong cuộc chơi của mình. Tuy nhiên, theo bà Thùy Linh, tìm được những cây bút chắc tay như Hà Thủy Nguyên, Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Kim Anh không phải dễ (những kịch bản của họ như Những người độc thân vui vẻ, Vòng nguyệt quế, Blog cô dâu... đều được đánh giá cao). Kịch bản chào hàng của các nhóm viết trẻ không phải lúc nào cũng dùng được ngay. Vì thế cơn khát của thị trường kịch bản phim vẫn chưa hạ nhiệt.

Nhà văn lập công ty viết kịch bản

Sự góp mặt của các cây bút trẻ cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thiếu kịch bản trầm trọng hiện nay. Sáng tạo và say nghề là nhận xét chung của rất nhiều cây bút lão làng về các đàn em. Nhưng như thế chưa đủ, vì họ vẫn thiếu những trải nghiệm cần thiết trong tác phẩm của mình. Trong khi đó, bằng kinh nghiệm và quan hệ của mình, không ít nhà văn đã chuyển công việc của mình từ lĩnh vực văn chương sang địa hạt truyền hình, kịch bản mà nhà văn Nguyễn Quang Lập là một ví dụ điển hình. Tập hợp 12 học viên tốt nghiệp lớp biên kịch điện ảnh 2006 do Quỹ Ford tài trợ, cuối tháng 2 vừa qua, Công ty Scripts chuyên về sáng tác, sửa chữa, mua bán kịch bản phim truyền hình và điện ảnh của anh và các cây bút trẻ đã chính thức ra mắt. Tuy nhiên trước khi “danh chính ngôn thuận” thành lập công ty, dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Quang Lập, nhóm tác giả này cũng đã hoàn thành 7 bộ kịch bản mà phần lớn đang được dàn dựng như: Lập trình trái tim (24 tập), Một ngày không có em (40 tập), Con đường hạnh phúc (32 tập), Tuổi yêu (25 tập), Tiếng dương cầm trên biển (30 tập), Hãy yêu em lần nữa (30 tập). Doanh thu hơn 1 tỉ đồng.

Trước Nguyễn Quang Lập, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng từng ấp ủ dự án lập nhóm viết kịch bản với lực lượng chủ yếu là sinh viên, những người có khả năng viết lách. Thế nhưng trong khi ông còn đang bận rộn với những dự án riêng của mình, nhiều nhà văn có duyên với điện ảnh - truyền hình đã nhanh nhẹn lập những nhóm viết dưới sự quản lý của mình. Nhà văn - biên kịch Nguyễn Thu Phương cho biết, với lượng đặt hàng nhiều như hiện nay, chị phải tính đến phương án hợp tác với các cây bút trẻ để thực hiện các hợp đồng đã nhận. Nhà văn này tâm sự, chị chấp nhận đào tạo dần dần, nghề truyền nghề chứ yêu cầu phải tìm ngay được những cây bút giỏi. Với hai nguồn chính là các nhà văn trẻ và sinh viên trường sân khấu điện ảnh, Nguyễn Thu Phương tạo cho mình hai ê kíp làm việc, không chỉ viết những kịch bản phim mà còn rất nhiều chương trình khác cho các đài truyền hình...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo