xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỗ hổng nguồn lực diễn viên

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Sẽ không có một nền nghệ thuật diễn xuất phát triển nếu nguồn nhân lực diễn viên được đào tạo theo cách như hiện nay

Có lẽ sức hút của hào quang sân khấu với sự nổi tiếng và tiền cát-sê cao đã khiến rất nhiều bạn trẻ lao theo mơ ước được trở thành người của công chúng. Hằng năm, cứ đến mùa tuyển sinh, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM và Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM là 2 điểm đến hấp dẫn của hàng ngàn bạn trẻ say mê nghệ thuật. Thế nhưng, không phải mọi mơ ước đều thành hiện thực. Chỉ riêng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, mỗi năm đã có đến gần 200 diễn viên, đạo diễn tốt nghiệp ra trường với hệ CĐ, ĐH nhưng rất nhiều trong số đó thất nghiệp.

Thực trạng đau lòng

Một thực trạng khiến không ít nhà chuyên môn cảm thấy lo lắng là đầu vào của khoa đào tạo diễn viên cải lương không theo đúng nguyên tắc từ bậc trung cấp đến CĐ. Học sinh tốt nghiệp lớp 12 được quyền thi vào khoa CĐ diễn viên cải lương nên không dại gì chọn trung cấp để phí 3 năm, vì thế họ nhảy vào thi hệ CĐ. Trong khi đó, đào tạo ngành nghề này đòi hỏi người học phải đi từ thấp đến cao. “Đó là nguyên nhân sinh viên không thể tiếp thu hiệu quả nên sau 3 năm học, nhận bằng tốt nghiệp vẫn ca diễn dở” - giảng viên Lê Trung Thảo, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, băn khoăn.

Diễn viên trẻ tốt nghiệp rất đông nên phần lớn chỉ đóng vai quần chúng trên các sàn diễn. Trong ảnh: Cảnh vở 49 ngày yêu diễn tại rạp Công Nhân
Diễn viên trẻ tốt nghiệp rất đông nên phần lớn chỉ đóng vai quần chúng trên các sàn diễn. Trong ảnh: Cảnh vở 49 ngày yêu diễn tại rạp Công Nhân

Trên thực tế, giáo trình giảng dạy hệ trung cấp diễn viên và CĐ diễn viên kịch nói, cải lương đã không còn phù hợp. Theo đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc, giáo trình giảng dạy phải được cập nhật thường xuyên và ứng dụng theo từng hoàn cảnh giảng dạy cụ thể mới mong đáp ứng được yêu cầu. Xã hội ngày càng có nhiều cách tiếp cận thông tin nhanh chóng nên diễn viên có nhiều nguồn tư liệu để tham khảo và học tập. Vì vậy, cách dạy và tư duy cũng phải đổi mới. “Không thể lấy cái lạc hậu mà áp đặt trong việc dạy nghề. Phải áp dụng với từng hoàn cảnh, từng không gian giảng dạy chứ không rập khuôn, cứng nhắc như trước. Thế nên hiện nay, việc dạy nghề diễn viên, giữa lý thuyết và thực hành đã có một khoảng cách, dẫn đến diễn viên sau khi ra trường không đạt chất lượng và một số phải bỏ nghề” - đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc nói.

Đổ xô theo học lò

Nhiều năm trước, khi các bộ phim truyền hình, sân khấu kịch và sàn diễn cải lương chưa nở rộ như hiện nay, số lượng diễn viên trẻ ra trường được làm nghề rất ít. Còn ngày nay, các sân khấu xã hội hóa đua nhau mở lò đào tạo. Họ không nhận đạo diễn, diễn viên đã tốt nghiệp các trường mà nhận học viên đào tạo nghề, bổ sung cho nguồn nhân lực của mỗi thương hiệu sân khấu. Thực tế, không ít sinh viên đã tốt nghiệp các trường vẫn đóng tiền để theo học lò của một số sân khấu xã hội hóa như: Kịch Phú Nhuận, Kịch Nụ cười mới, Kịch cà phê Trịnh Kim Chi, lớp đào tạo của đạo diễn Vũ Minh (Sân khấu Kịch IDECAF)… để tìm được chỗ đứng, phát triển nghề.

Đạo diễn - NSƯT Ca Lê Hồng phân tích: “Giữa học lò và trường quá cách biệt. Một số diễn viên của trường may mắn được nhận về các sân khấu kịch nhưng rồi chỉ được xuất hiện vài vai phụ. Nhiều diễn viên tốt nghiệp với bằng cấp loại giỏi nhưng vẫn phải miệt mài chờ đợi vai diễn. Còn học viên của lò, do được trang bị sự nhanh nhạy, tự tin nên cơ hội xuất hiện trên sân khấu kịch, truyền hình, phim ảnh với những vai diễn dài hơi là rất lớn. Vì thế, ngày càng có nhiều học viên đóng tiền học nghề từ lò”.

Một thực trạng khiến không ít nhà chuyên môn lo lắng là sinh viên của các trường mới học năm thứ nhất, thứ hai đã chạy sô chóng mặt. Hậu quả là nợ môn học, nợ chứng chỉ từ 7 đến 9 môn là chuyện thường. Vì thế, họ bỏ ngang, chẳng cần thi tốt nghiệp với lý do: “Học ở lò có cần bằng đâu mà một số người vẫn nổi tiếng, kiếm tiền ngon lành!”.

Diễn viên khoa cải lương còn kém may mắn hơn diễn viên khoa kịch nói vì họ tốt nghiệp ra trường trong tình trạng các đoàn cải lương “ngủ đông” quanh năm. Nghệ sĩ gạo cội, ngôi sao chạy sô về các tỉnh hoặc bay sô ở nước ngoài nên sân khấu không còn sáng đèn. NSND Ngọc Giàu ngậm ngùi: “Chính vì vậy, các diễn viên khoa cải lương sau khi tốt nghiệp đành chia tay với nghề, chuyển hẳn sang lĩnh vực khác như: múa, thiết kế trang phục sân khấu, nhắc tuồng, hậu đài, chỉnh nhạc… hoặc về quê buôn bán. Riêng diễn viên khoa điện ảnh thì thỉnh thoảng mới được mời tham gia vài vai quần chúng trong các bộ phim truyền hình dài tập, tiền thù lao tuy thấp nhưng có mặt trên màn ảnh cũng đỡ tủi. Thế nhưng, nghe tâm sự mới thấy việc làm nghề của họ bấp bênh, xui rủi và hết sức bi đát”.

Sân khấu cải lương tìm không ra đạo diễn trẻ

Sinh viên Khoa Đạo diễn cải lương tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM và Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM nhiều năm không có người học nên không còn lớp dành riêng cho đạo diễn cải lương mà chỉ đào tạo chung với các loại hình khác. Đạo diễn - NSND Trần Ngọc Giàu nói: “Các sinh viên phải tự mày mò, phần lớn đều xuất phát từ sở thích thật sự mới chọn dàn dựng cải lương. Như đạo diễn Bùi Quốc Bảo nổi lên từ sân khấu kịch, vừa qua được sự động viên của tôi, đã mạnh dạn dàn dựng vở cải lương Cõng mẹ đi chơi - kịch bản của anh, do soạn giả trẻ Tô Thiên Kiều chuyển thể - đang công diễn tại rạp Thủ Đô. Đó là tín hiệu mừng khi có người trẻ dám xông vào lãnh địa khó. Tuy nhiên, đào tạo đạo diễn cải lương không dễ vì bộ môn này đòi hỏi phải học hành bài bản với những trình thức đặc trưng. Cứ dồn cho đạo diễn sân khấu kịch là cách đào tạo thiếu tầm nhìn”.

Kỳ tới: Thoải mái đầu vào

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo