xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngậm ngùi nhớ sàn diễn: Chỉ còn trong hoài niệm?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Với họ, ánh đèn sân khấu, hóa thân nhân vật chỉ còn trong hoài niệm


Tôi đã từng nhìn thấy nghệ sĩ Tú Trinh xếp cẩn thận những quyển kịch bản vào ngăn tủ. Có lúc nhớ sàn diễn, chị lôi ra ngồi đọc một mình, rồi độc diễn trong nỗi nhớ da diết sân khấu. Nghệ sĩ Minh Hoàng của Kịch Phú Nhuận cũng cẩn thận lưu giữ từng trang bản thảo, đến cả những đoạn ghi chú trên sàn tập, những mẩu giấy nháp viết vội lời thoại mới, anh cũng xếp ngăn nắp, xem như gia tài tích góp của mình hơn 40 năm theo nghề. Với họ, ánh đèn sân khấu, hóa thân nhân vật chỉ còn trong hoài niệm.

Sàn diễn nghiêm túc: Nói dễ, làm khó

Hoạt động sân khấu kịch xã hội hóa chỉ còn lại vài điểm diễn sáng đèn cuối tuần với 3 suất gồm: IDECAF, Phú Nhuận, Hoàng Thái Thanh, Trịnh Kim Chi, Nhà hát Thế giới trẻ. Riêng Kịch Sài Gòn vẫn sáng đèn với giá vé rẻ để phục vụ khán giả sinh viên.

Thế hệ nghệ sĩ tài danh của kịch đã dần rút lui, thay vào đó là những tên tuổi mới, còn non nghề nên vào các vai dàn bao còn nhiều hạn chế. Việc các nghệ sĩ thế hệ vàng rút lui vì nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa chính là sự thờ ơ đến chạnh lòng của một số nhà tổ chức.

Điều mà NSƯT Việt Anh băn khoăn chính là "sân khấu thiếu dần tính chuyên nghiệp". Anh không chấp nhận nghệ sĩ xem sân khấu chỉ là nơi tạm bợ để giữ tên, giữ sĩ diện. Không ít người nói với báo giới rằng họ hy sinh danh vọng chỉ vì sàn diễn, đặt "thánh đường nghệ thuật" lên đầu, tôn thờ và gìn giữ nhưng rồi chạy sô tứ tán, khi vác thân xác mệt nhọc về đến sàn tập thì đã gần nửa khuya, tập vội, tập vàng trong cơn buồn ngủ, miễn sao đến ngày phúc khảo có mặt là xong. "Lao động nghệ thuật như vậy thì làm sao khán giả tin đó là một nghệ sĩ chuyên nghiệp?" - NSƯT Việt Anh nói lại điều mà báo chí đã phản ánh rất nhiều về sự thiếu nghiêm túc trong tập dượt, làm nghề của một số diễn viên kịch có tên tuổi.

Ngậm ngùi nhớ sàn diễn: Chỉ còn trong hoài niệm? - Ảnh 1.

NSƯT Công Ninh, NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Thanh Hoàng trong vở "Cõi tình" (Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP HCM)

"Cần sàn diễn nghiêm túc", với nghệ sĩ Tú Trinh, chỉ là cụm từ ai nói cũng dễ, nhưng thực hiện được là khó biết bao trong thời buổi này. "Nhiều nơi làm nghề quá ẩu. Ý thức nghề nghiệp kém do hám tiền, ham danh, lòng tự trọng trong mỗi người bị vơi đi, như vậy làm sao đòi khán giả tôn trọng mình" - nghệ sĩ sân khấu có biệt danh "giọng oanh vàng" tâm sự.

Sàn diễn thiếu nghiêm túc, đối với nghệ sĩ Bảo Châu, còn là "đạo cụ ly nước có con gián chết trong đó mà không ai quan tâm. Suất diễn sau tôi vẫn thấy y như thế. Nghệ sĩ diễn với đạo cụ đó cũng thản nhiên như chuyện của ai. Còn khán giả, nếu nhìn thấy, họ tự hỏi chắc con gián là ý đồ dàn dựng của đạo diễn?".

Rất cần nghệ sĩ thế hệ vàng

NSND Hồng Vân cho biết sàn diễn kịch rất cần các anh chị nghệ sĩ thế hệ vàng. Các nghệ sĩ này rất muốn được diễn. Bằng chứng là nghệ sĩ Minh Hoàng, nghệ sĩ Tú Trinh, nghệ sĩ Thanh Hoàng, nghệ sĩ Việt Anh vẫn nhận lời tham gia các vở diễn khi có vai thích hợp. Tuy nhiên, về sau này vì lý do riêng họ đã từ chối. "Tôi biết bên trong có nhiều tâm tư nhưng với người làm nghề, việc buông bỏ "vũ khí" khi lửa nghề còn hừng hực, xem ra chỉ là giai đoạn. Vấn đề chính là sự định hướng ngay từ bây giờ, cần có cơ chế thoáng hơn cho sân khấu tư nhân phát triển. Làm vở diễn đỉnh cao cần có các anh chị ấy và cần nhà nước rót kinh phí đặt hàng. Có như thế mới thỏa chí sáng tạo của thế hệ này. Nhà nước được lợi đôi bề, vừa có tác phẩm đỉnh cao do nghệ sĩ tài năng thể hiện, có thầy cô truyền nghề cho thế hệ trẻ một cách trực tiếp, mà không để tài nguyên chất xám đó bị mai một" - NSND Hồng Vân phân tích.

Nghệ sĩ Thanh Thủy cho biết chị và nghệ sĩ Hồng Đào đã bàn với Hồng Vân, mời các anh chị nghệ sĩ gạo cội của kịch về làm tác phẩm. "Tôi tin khán giả sẽ đến với những vở diễn được đầu tư nghiêm túc có thế hệ diễn viên này đảm đương các vai diễn dàn bao, nâng đỡ các em diễn viên trẻ đang được yêu mến. Những ai xem trọng tiền đồ sân khấu phải nghĩ ngay đến việc quy tụ này, để trả lại cho sân khấu sự chuẩn mực ngay từ bây giờ" - Thanh Thủy nói.

Rõ ràng lòng nhiệt huyết của những nghệ sĩ thế hệ vàng của kịch vẫn còn đầy, sức lao động nghệ thuật ở họ còn mãnh liệt. Chỉ cần khơi đúng mạch là cộng hưởng và tạo hiệu ứng dây chuyền. "Không thể cứ mặc nhiên cho sàn diễn chết theo kiểu may nhờ rủi chịu. Lỗi chính là thiếu sự định hướng kịp thời. Sân khấu kịch bộc phát nhanh, rồi tàn lụi nhanh, tinh hoa rơi rụng. Phải có cơ chế để quy hoạch lại, vì đội ngũ này là cốt lõi của thế hệ nghệ sĩ làm nên bộ mặt sân khấu kịch TP HCM. Để họ buông xuôi trong tuyệt vọng khi nghĩ về nghề, chính là có tội với công chúng" - NSND Đoàn Dũng khẳng định. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-6

Đừng để lòng tin mai một

"Kịch xã hội hóa theo tôi phải được thay đổi bằng cụm từ mới, đó là kịch tư nhân. Cần cho nó có thêm những quyền hạn, cần có chính sách ưu đãi để làm tốt hơn" - nghệ sĩ Mai Trần đề xuất.

NSƯT Công Ninh kỳ vọng một cuộc quy hoạch mang tầm chiến lược của người đứng đầu ngành quản lý sân khấu tại TP HCM. "Lâu nay, cứ để sân khấu xã hội hóa bơi, diễn viên chúng tôi tự động viên nhau để sống với nghề, để vững lòng tin sàn diễn sẽ khởi sắc. Nhưng rồi không có sự đầu tư nào cả. Thế hệ nghệ sĩ vàng của kịch dần dần rơi rụng, tìm nghề khác để mưu sinh, bỏ phí vốn trải nghiệm mà đáng lẽ họ sẽ tiếp tục truyền đạt cho thế hệ trẻ".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo