xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ Việt ít sang Pháp giới thiệu văn hóa

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN thực hiện

Có đến 300.000-400.000 Việt kiều đang sống tại Pháp nhưng việc giới thiệu văn hóa Việt tại đây còn hạn chế, nếu có thì thường hướng đến chính cộng đồng người Việt chứ quy mô chưa phủ rộng hướng đến người Pháp hay phương Tây nói chung

Ông Hubert Laot - Giám đốc thính phòng Bảo tàng Guimet (Musée National des Arts asiatiques - Guimet, bảo tàng lớn nhất về văn hóa, nghệ thuật châu Á tại Paris) - đánh giá như trên về hoạt động phát triển văn hóa Việt Nam tại Pháp và việc kinh doanh bảo tàng trong bối cảnh hiện nay, nhân chuyến sang trò chuyện tại TP HCM xung quanh chủ đề “Bảo tàng Guimet đến Việt Nam”.

Giám đốc thính phòng Bảo tàng Guimet, ông Hubert Laot Ảnh: NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
Giám đốc thính phòng Bảo tàng Guimet, ông Hubert Laot Ảnh: NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Phóng viên: Thông điệp chính mà ông, với tư cách là Giám đốc thính phòng của Bảo tàng Guimet, muốn mang đến Việt Nam trong cuộc gặp gỡ lần này cụ thể là gì?

- Ông Hubert Laot: Tôi nghĩ thật đơn giản. Bảo tàng Guimet là nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu văn hóa nghệ thuật về các nước châu Á. Việc tìm hiểu về văn hóa một số quốc gia khác thông qua Guimet tương đối dễ dàng, trong khi đó, để hiểu Việt Nam thì hãy còn khó khăn; nguồn tư liệu còn mỏng. Với tôi đó là một sự thiếu sót, cho nên tôi xem đây là một chuyến thực địa để cá nhân hiểu hơn về Việt Nam và tìm cách bổ khuyết tư liệu về văn hóa Việt Nam tại Guimet.

Tôi làm việc tại Bảo tàng Guimet 15 năm nay. Trong chuyên môn nghiên cứu âm nhạc, tôi có làm việc với một số người Việt làm nghiên cứu âm nhạc tại Pháp, ví dụ GS Trần Quang Hải (con trai của cố GS Trần Văn Khê) và gần đây làm việc nhiều với ca sĩ Hương Thanh. Đặc biệt, qua những chương trình trình diễn của cá nhân nghệ sĩ Hương Thanh, cùng với chị tổ chức giới thiệu các đoàn nghệ nhân âm nhạc truyền thống từ Việt Nam sang Pháp biểu diễn, tôi được hiểu và thấy hấp dẫn bởi nhạc truyền thống Việt Nam nhiều hơn.

Người Pháp nói đại ý rằng muốn đến châu Á bằng con đường ngắn nhất thì hãy ghé qua Guimet. Nhưng qua những gì ông nói thì có vẻ như Việt Nam là một ngoại lệ. Điều này phi lý chăng vì người Pháp đã có một quá trình “tiếp cận” văn hóa Việt Nam khá dài trong lịch sử?

- Tôi đồng ý là “con đường đến Việt Nam” thông qua Guimet không gần và dễ như với một số nước châu Á khác. Lý do là qua lịch sử, nhiều nguồn tư liệu bị thất thoát. Nhưng hãy nhìn lại thực tế này. Có đến 300.000-400.000 Việt kiều đang sống tại Pháp là một con số lớn. Theo giới nghiên cứu tâm lý học dân tộc thì người Việt hòa đồng và thích nghi dễ. Điều đó tốt nhưng cũng có một mặt đáng ngại là thế hệ thứ hai trở đi sẽ “loãng” dần với văn hóa Việt Nam, họ cảm thấy họ “Pháp” hơn. Cho nên, mối liên hệ văn hóa mất đi. Tôi thấy so với nghệ sĩ các nước khác thì nghệ sĩ Việt Nam rất ít sang Pháp biểu diễn giới thiệu văn hóa, một phần do chính sách phổ biến văn hóa từ Việt Nam. Nếu có, những chương trình thường hướng đến chính cộng đồng người Việt chứ quy mô chưa phủ rộng hướng đến người Pháp hay phương Tây nói chung. Trong những không gian hẹp đó, sẽ thiếu vắng những đòi hỏi cần thiết như khi trình diễn trước đối tượng công chúng rộng hơn và có sự khác biệt văn hóa như khi trình diễn ở Bảo tàng Guimet. Về điều này, tôi thấy Ấn Độ hiện rất chú trọng việc đưa nghệ sĩ trong nước ra nước ngoài trình diễn, phổ biến văn hóa âm nhạc của quốc gia mình.

Được biết, trong chuyến này, ông đã tranh thủ đi Vĩnh Long để tìm hiểu về cải lương Nam Bộ Việt Nam sống trong dân gian ra sao. Ông có thể chia sẻ những cảm xúc đến từ thực địa?

- Trước đây, chúng tôi đã phối hợp với Hương Thanh, từng mời các nghệ sĩ cải lương Việt Nam sang Pháp và trình diễn 2 đêm ở Guimet. Khi đó, cải lương chưa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ấn tượng với tôi là 2 đêm đó “cháy” vé, khán phòng không còn ghế trống. Hai đêm diễn để lại nhiều dấu ấn khó quên. Lần này được đến với Nam Bộ Việt Nam, tìm hiểu về cái nôi của cải lương, đờn ca tài tử, tôi thấy rất thú vị và cảm động.

Ông nghĩ như thế nào về vai trò của những sứ giả văn hóa trong thời buổi toàn cầu hóa?

-  Có thể ví họ là những cái giếng tích tụ nguồn mạch văn hóa của một quốc gia. Việt Nam rất may mắn có GS Trần Văn Khê, một nhà dân tộc học đáng kính mà giới nghiên cứu âm nhạc Pháp quan tâm tới Việt Nam, châu Á không ai là không biết tới. Việt Nam cũng may mắn có GS Trần Quang Hải; phía nghệ sĩ có Nguyên Lê, Hương Thanh hay trong lĩnh vực lịch sử có ông Lê Thành Khôi…, đã giúp cho người Pháp hôm nay biết nhiều hơn về văn hóa Việt Nam.

Hai năm trước, bà Sophie Makariou, tân Giám đốc Bảo tàng Guimet, có thừa nhận trên một tờ báo rằng số lượng khách tham quan Guimet giảm xuống một nửa trong 1 thập niên qua và Guimet là bảo tàng quốc gia nhưng lại được rót ngân sách rất ít để hoạt động?

- Đúng là cũng như tất cả bảo tàng lớn của Pháp, chính phủ ngày nay không hỗ trợ nhiều kinh phí hoạt động. Để có doanh thu, chúng tôi phải làm nhiều việc, như sáng tạo ra sản phẩm, sự kiện cho bảo tàng, trong đó còn có cả việc cho thuê mướn cơ sở vật chất.

Vẫn có nhiều cách làm mới bảo tàng. Chúng tôi mua tài liệu mới, giới thiệu triển lãm chuyên đề (5-6 cuộc mỗi năm). Ví dụ với Việt Nam thì hồi năm 2004, chúng tôi phối hợp với bảo tàng tại Hà Nội giới thiệu chuyên đề Hoàng thành Thăng Long; năm 2005 thì phối hợp Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu cổ vật Champa…

Sau triển lãm ở Guimet, nhiều bộ sưu tập được đem đi triển lãm khắp thế giới. Càng khó khăn thì càng phải tập trung cho giá trị chuyên môn.

Làm phong nhiêu cho văn hóa

Trong thời buổi văn hóa đại chúng (mass culture) có tác động mạnh mẽ đến thị hiếu xã hội, hẳn nghệ thuật truyền thống hay cả số phận của những ai theo đuổi “chuyên ngành” hẹp như bảo tàng nghệ thuật sẽ gặp không ít khó khăn?

- Chúng tôi tâm niệm rằng mình làm văn hóa không phải cho số đông người nhưng làm văn hóa để có nhiều người tìm đến với bảo tàng. Đó là lý do phải tạo ra sự liên kết văn hóa nghệ thuật của các quốc gia để đem lại sự phong nhiêu trong văn hóa mà ở đó, mỗi quốc gia được tỏa sáng bởi tính độc đáo của mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo