xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người duyên nợ với tượng đài

Bài và ảnh: Hòa Bình

Ít ai biết nhà điêu khắc Lâm Quang Nới, tác giả của hàng chục tượng đài, trong đó có tượng Bác Hồ trước UBND TP HCM, khởi nghiệp chỉ là anh thợ chạm

Là tác giả của trên 50 tượng đài đặt ở các không gian công cộng khắp cả nước, còn tượng chân dung Bác Hồ cho các địa phương thì lên tới cả ngàn, cuộc đời của điêu khắc gia Lâm Quang Nới là những chuyến đi cho tượng đài. Trong vòng 1 tháng vừa rồi, ông đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc tới 3 chuyến. Về đến TP HCM có mấy ngày, ông lại chuẩn bị lên đường đi miền Trung.

Tác phẩm mang ý nghĩa lớn lao

Trên những nẻo đường dọc ngang khắp đất nước, từ bàn tay nhà điêu khắc này, nhiều tượng đài đã dựng lên sừng sững một tinh thần, một khí phách khó quên. Tháng 3-2016 tới, Lâm Quang Nới sẽ hoàn thành tượng đài chiến sĩ Gạc Ma đặt ở Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (công trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam). Đây là bức tượng có ý nghĩa đặc biệt đối với ông. Tượng có tên là “Những người nằm lại phía chân trời”, hiện đã xong phần mẫu, đang chuyển đi đục đá. Tượng đài này cũng được giới chuyên môn đánh giá cao về ý tưởng, bố cục, nghệ thuật tạo hình.

 

Tác giả Lâm Quang Nới
Tác giả Lâm Quang Nới

 

“Sự hy sinh anh dũng của những người chiến sĩ trên đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người dân Việt” - nhà điêu khắc Lâm Quang Nới tâm sự.  Ông cho biết hễ nhớ tới sự kiện này là không khỏi bồi hồi. Thế nên, từ lâu ông ấp ủ ý muốn sáng tạo để ghi dấu sự kiện lịch sử này và nhắc nhớ về tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sự vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió và tình yêu vô bờ bến mà các anh hùng liệt sĩ đã dành cho non sông Việt Nam. “Nhận được công trình này, tôi vui lắm, mà càng vui hơn bởi tượng đài này sẽ đặt trong không gian của một khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử bi thương nhưng hào hùng và vô cùng anh dũng của đất nước” - nhà điêu khắc 66 tuổi nói.

Ít ai biết nhà điêu khắc - tác giả của những tượng đài mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn - lại là người khởi nghiệp từ anh thợ chạm khắc. Năm 13 tuổi, Lâm Quang Nới đã đi theo nhóm thợ chạm khắc gỗ ở Bùi Chu, Nam Định chuyên sửa chữa, trùng tu các bức tượng, phù điêu ở các nhà thờ, đền chùa trong vùng bị hư hại bởi đạn, pháo. Ông sinh năm 1950, vào bộ đội năm 1968 khi tròn 18 tuổi. Ở chiến trường, anh bộ đội pháo binh Lâm Quang Nới cũng tranh thủ vừa làm công tác văn hóa vừa vẽ minh họa, vẽ tranh và làm tượng.

Sau giải phóng, ông về TP HCM học đại học mỹ thuật chuyên mảng điêu khắc. Và duyên nợ tượng đài càng lúc càng gắn chặt vào ông, cho dù đằng sau mỗi thành công là vô vàn cực nhọc.

Gắn liền với tượng Bác Hồ

Từ tác phẩm điêu khắc đầu tiên trong chiến khu, chọn đề tài Bác Hồ, phục vụ cho các hội nghị lớn trong hội trường, hình tượng của Bác Hồ đã gắn liền với cuộc sống nghệ thuật của ông từ đó. Nhà điêu khắc Lâm Quang Nới kể: Năm 2010, TP HCM muốn có một món quà tặng Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long nên tổ chức cuộc thi tượng đài, ông đoạt giải nhất với bức tượng Bác Hồ và Bác Tôn. Tượng bằng đồng đen cao 5,4 m, đế 1,8 m, đặt tại Công viên Thống Nhất. Ý tưởng sáng tạo bức tượng này lấy từ cái bắt tay của Bác Hồ với Bác Tôn sau kỳ họp Quốc hội khóa II năm 1961, trong đó 4 bàn tay đã nói lên tất cả, về tinh thần đoàn kết, đấu tranh, hướng tới ngày chiến thắng.

 

Tượng Bác Hồ trước UNBD TP HCM
Tượng Bác Hồ trước UNBD TP HCM

 

Đầu năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng, thống nhất đất nước, TP HCM có kế hoạch xây dựng tượng đài Hồ Chủ tịch, tổ chức cuộc thi toàn quốc về sáng tác tượng đài, có 32 phác thảo dự thi của 24 tác giả, tác phẩm của điêu khắc gia Lâm Quang Nới được lựa chọn với bức tượng bằng đồng đen nguyên khối cao 4,5 m, đế tượng bằng đá đen cao 2,1 m, đặt trước UBND TP HCM, nơi mỗi ngày có hàng ngàn du khách tới viếng thăm, dâng hoa và chụp hình cùng tượng Bác. Đây là một công trình trọng điểm, mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà điêu khắc kể: “Hồi làm công tác trưng bày bảo tàng ở căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tôi hết sức cảm động khi đọc được lá thư Bác viết năm 1967, trong đó Bác có một nguyện vọng thiết tha là vào miền Nam để thăm đồng bào, chiến sĩ ta đang tham gia kháng chiến. Lá thư đó đã gây cho tôi cảm xúc hết sức mạnh mẽ và ấn tượng sâu sắc”.

Vì thế, hình ảnh mà điêu khắc gia muốn gửi gắm ở bức tượng này chính là sau ngày chiến thắng, người dân miền Nam đón Bác về thăm. Bác vừa bước đi vừa vẫy tay chào, gương mặt tươi vui, thần thái nhẹ nhõm, yêu thương chan hòa. Hội đồng nghệ thuật của cuộc thi đánh giá cao tác phẩm. Họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP HCM, nhận xét về tượng đài Bác Hồ trước UBND: “Tượng đài này có thể nói là đẹp nhất trong các tượng đài về Bác hiện có trên toàn quốc”.

 

Tượng Bác Hồ và Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội)
Tượng Bác Hồ và Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội)

 

Hồi sáng tác bức tượng đặc biệt này, ngay sau khi trưng bày phác thảo, đã có tới hơn 4.000 ý kiến góp ý gửi về Thành ủy, UBND, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cùng hội đồng nghệ thuật. Có ý kiến chất vấn về bàn tay Bác, cho rằng tay vĩ nhân thường ngón trỏ phải dài hơn hoặc bằng ngón giữa, nhà điêu khắc phải tìm kiếm rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau để chứng minh bằng 2 tấm ảnh Bác đưa tay lên cao trong tư thế chụp thẳng, nhìn rõ những ngón tay của Bác để trả lời góp ý này.

Có ý kiến lại cho rằng đôi dép Bác đi là dép râu chứ không phải dép ba quai, nhà điêu khắc phải lặn lội về  H67 - ngôi nhà trong khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - xem lại đôi dép Bác đã dùng, vẫn đang còn lưu giữ tại đó và tham khảo rất nhiều nguồn tư liệu khác nữa, để khẳng định tính đúng đắn của tư liệu và hoàn thiện tác phẩm với yếu tố giống nhất nhưng vẫn nâng tầm nghệ thuật cho tác phẩm...

 

Dấu ấn đặc biệt

Ngoài những tượng đài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất nhiều tượng đài của nhà điêu khắc Lâm Quang Nới để lại dấu ấn đặc biệt: Tượng đài cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tặng cho Trường THPT Võ Văn Kiệt (tỉnh Vĩnh Long), tượng đồng cố GS Trần Văn Giàu tặng cho Trường THPT Trần Văn Giàu (quận Bình Thạnh, TPHCM), đài tưởng niệm các chiến sĩ Mậu Thân và tượng đài Đoàn kết toàn dân ở TP Bạc Liêu, tượng đài Chiến thắng An Lão ở tỉnh Bình Định, tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa ở Hóc Môn...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo