xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân lực nghiệp dư sao có phim hay?

MINH NGA

Đội ngũ làm phim ở Việt Nam hiện nay đang thừa người làm, thiếu người giỏi nghề. Thực trạng này dẫn đến chất lượng phim làm ra thường yếu kém, đặc biệt là phim truyền hình

Sự bùng nổ của phim truyền hình đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân sự làm phim khi thừa người làm nhưng thiếu người giỏi nghề. Ngoài diễn viên, tổ chế tác của đoàn làm phim như đạo diễn, phó đạo diễn, thư ký trường quay, họa sĩ thiết kế, phục trang, hóa trang, âm thanh, ánh sáng…, những người trực tiếp tạo nên bộ phim cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng phim. Thế nhưng, ở các đoàn làm phim hiện nay, sự thiếu chuyên nghiệp ở hầu hết các vai trò đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người trong nghề.

Tay ngang vào nghề

Thư ký trường quay được xem là cánh tay phải đắc lực của đạo diễn. Tại các nước có nền điện ảnh phát triển, số lượng người theo nghề này được đào tạo, có chuyên môn, có kinh nghiệm nghề nghiệp khá nhiều. Ở Việt Nam, bà Nguyễn Thu Vân, một thư ký trường quay thuộc dạng “cây đa cây đề” trong giới làm phim, cho biết: “Nghề này chưa có trường lớp nào đào tạo, vì thế người từ các ngành nghề khác rẽ ngang là chủ yếu và học từ thực tế công việc theo kiểu nghề truyền nghề là cách phổ biến nhất hiện giờ”. Chị Du, một thư ký trường quay, chia sẻ: “Tôi bắt đầu vào nghề bằng việc theo các đoàn phim, mò mẫm học hỏi những người đi trước. Làm chừng vài ba phim, quen công việc là tôi có thể tự làm được”. Theo nhìn nhận của các đạo diễn và các thư ký trường quay, thực tế hiện nay có đến hơn 70% người theo nghề này “đi lên” theo kiểu nghề dạy nghề, trong số này có hơn phân nửa còn non nớt kinh nghiệm.

Chuyên gia hóa trang Lilian Trần đang làm việc tại phim trường. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Chuyên gia hóa trang Lilian Trần đang làm việc tại phim trường. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Bà Vân cho rằng: “Với nghề thư ký trường quay, kinh nghiệm là chưa đủ, kiến thức từ trường lớp là không thể thiếu được. Những kiến thức cơ bản như khái niệm điện ảnh, công việc của người thư ký trường quay, các thuật ngữ và kỹ thuật trong điện ảnh, văn phạm điện ảnh, cách ghi chú phim nhựa, phim video, khái niệm về công việc cắt dựng phim và ra băng gốc... rất cần cho người mới bắt đầu với nghề. Nếu không học từ các lớp đào tạo thì sẽ không thể đảm trách công việc đúng nghĩa của nghề thư ký trường quay”. Một thư ký trường quay bảo: “Nếu có kiến thức nền tảng, ra phim trường học hỏi sẽ rất nhanh. Ngược lại, không hiểu biết gì thì học nghề vô cùng khó”.

Khi có nhu cầu nhưng nguồn cung không đủ đáp ứng đã tạo điều kiện cho nhiều người “gia nhập” nghề này dù chưa biết gì. Đạo diễn Nhâm Minh Hiền nhìn nhận: “Thư ký trường quay vì vị trí không thể bỏ qua nên các đoàn đã đành phải chọn phương án “không có người giỏi thì tìm người dở” lấp vào. Số lượng người quen biết được đưa vào học việc không phải ít. Gặp người có ít năm học việc tại phim trường là may, ít ra họ còn quen việc, nhiều khi gặp những người không có chút kiến thức nào về phim ảnh lẫn kinh nghiệm thực tế mới lo. Có người nhìn vào màn hình monitor không biết cách ghi chép”.

Một đạo diễn khác than thở: “Tôi không ít lần dở khóc dở cười khi thư ký trường quay còn không biết rắc-co (raccord) phục trang, hóa trang, rắc-co diễn xuất… Hậu quả làm cả đoàn mất nhiều thời gian để hoàn thành phim”. Đạo diễn Đinh Thái Thụy bình luận: “Thư ký trường quay thiếu chuyên nghiệp là tai hại của cả đoàn làm phim”.

Ai cũng có thể tham gia

Nếu công việc đạo diễn mấy năm gần đây có cải thiện hơn khi có sự tham gia của nhiều người được học hành, đào tạo bài bản tại trường lớp chính quy thì phó đạo diễn rất thiếu chuyên môn, kiến thức. Theo đạo diễn Võ Việt Hùng, phó đạo diễn phải là những người học ngành đạo diễn ra, chưa có kinh nghiệm làm đạo diễn nên bắt đầu bằng công việc phó đạo diễn để quen nghề nhưng hiện nay chủ yếu là từ diễn viên hoặc các vai trò khác mà “nhảy vọt” lên làm phó đạo diễn. Mặc dù là phó nhưng vị trí này không phải ai cũng có thể làm được.

Các khâu hóa trang, phục trang, họa sĩ thiết kế…trong đoàn làm phim cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhưng đội ngũ làm những công việc này đang thiếu chuyên nghiệp trầm trọng. Theo chuyên gia hóa trang Lilian Trần, nghề hóa trang cho phim ảnh không đơn giản, đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp, sau đó mới nói đến chuyện học hỏi  thực tế. “Người hóa trang phải biết về lịch sử, sản phẩm, hóa chất, biết về vẽ, điêu khắc… và rất nhiều kiến thức khác tổng hợp lại. Dù vậy, ở Việt Nam, hóa trang hầu như chỉ biết trang điểm, không có chút kiến thức cơ bản nào về nghề nghiệp” - Lilian Trần nói. Người thiết kế phục trang đòi hỏi phải theo ý tưởng kịch bản để thiết kế trang phục làm bật lên tính cách của nhân vật nhưng thực tế hiếm ai làm đúng vai trò vì không có kiến thức, hiểu biết cặn kẽ về nghề.

Kỳ tới: Người giỏi vắng dần

Tuyển chọn tùy tiện

“Các vị trí này đang có sự tuyển chọn vô cùng tùy tiện. Một anh lái xe, một anh giữ đồ cũng có thể lên làm phục trang, họa sĩ thiết kế. Đội ngũ làm phim sau ống kính quá lộn xộn đến mức báo động” - đạo diễn Nhâm Minh Hiền lắc đầu.

Trước thực tế này, đạo diễn Lê Cung Bắc đã phải thốt lên: “Hình như hễ ai không có nghề nào làm thì vào đoàn phim làm hay sao ấy! Đoàn phim giống như là nơi giải quyết nạn thất nghiệp vậy”. Theo đạo diễn Võ Việt Hùng, tình trạng làm phim theo kiểu gia đình hiện rất phổ biến. Tức là nếu trong gia đình có người làm ở đoàn phim sẽ lôi kéo con cháu, họ hàng, những người quen biết cùng vào làm. Những người này là lao động phổ thông, không có chút hiểu biết gì nhưng cũng vào làm. Đó là chưa kể không có tình yêu nghề, một yếu tố quan trọng không kém để hoàn thành tốt công việc. Phim được thực hiện với một đội ngũ nghiệp dư nên phim chất lượng ngày càng đi xuống là điều đương nhiên.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo