xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhớ tết xưa

Yến Anh

Một lễ hội xuân với quy mô hoành tráng cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc nhất từ trước tới nay sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong 3 ngày từ mùng 4 tới mùng 6 Tết Âm lịch (29 đến 31-1-2009).

Phần đặc sắc nhất của lễ hội năm nay là sự hiện diện của những đoàn rước trong lễ khai mạc chiều ngày mùng 4 tết tại  tượng đài Lý Thái Tổ với đoàn rước Tứ Linh Hà Thành (gồm rồng vàng, ngựa sắt, rùa vàng và trâu vàng), đoàn rước lễ hội thời Trưng Vương, thời Ngô Vương, đoàn rước làng nghề truyền thống và biểu diễn Múa rồng.

Chương trình kết thúc bằng liên hoan nghệ thuật, ca múa nhạc, võ thuật, thể thao mang tên “Hà Nội linh thiêng, hào hoa”. Trong tiết mục này các diễn viên, vận động viên, thiếu nhi Thủ đô sẽ xếp đội hình số 999 và sau đó là thả 999 quả bóng bay lên bầu trời.

Cũng trong tối mồng 4 Tết tại hồ Thiền Quang sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Sông Cầu hội tụ Thăng Long” với các màn trình diễn quan họ Bắc Ninh và thả hoa đăng.

Với chủ đề “Cành đào báo tiệp”, Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết với sự tham gia của gần 1.000 diễn viên. Màn sử thi hoành tráng này tái hiện lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tôn vinh người Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng như thể hiện khí thế quật cường của dân tộc khi đất nước bị xâm lăng.

Chiều mùng 5 Tết, tại Sơn Tây sẽ khai mạc Lễ hội vật truyền thống. Tối cùng ngày là đêm hội thời trang “Lụa Hà Đông” diễn ra tại Hà Đông. ...

Kết thúc chuỗi các hoạt động “Lễ hội xuân” là chương trình Hội tụ Thăng Long diễn ra vào tối mùng 6 Tết tại sân khấu Đền Bà Kiệu. 

img
Lễ hội ném còn ngày xuân

* Tại khu di tích Thành Cổ Hà Nội, từ 29-1 (tức mùng 4 tết), Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội sẽ tổ chức Hội xuân Hoàng thành Thăng Long với hàng loạt hoạt động văn hóa đến hết 9-2 (rằm tháng Giêng).

Mở đầu hội xuân là lễ khai mạc và liên hoan nghi lễ truyền thống kéo dài đến hết 31-1 (mùng 6 tết) giới thiệu các nghi lễ truyền thống dân tộc và ca múa nhạc cổ truyền dân tộc.

Sáng 1-2 (mùng 7 Tết), là lễ hội võ thuật cổ truyền được các võ sư của Hội võ thuật Hà Nội thực hiện ngay tại thềm Rồng nền Điện Kính Thiên. Nghệ thuật đúc trống Đồng của người Việt sẽ được tái hiện lại với đầy đủ công đoạn vào ngày 2-2 (mùng 8 tết) trước thềm Điện Kính Thiên do Liên chi hội di sản Lam Kinh Thanh Hóa và Hội cổ vật Thanh Hóa thực hiện.

Cũng trong dịp này, dự án bộ phim tài liệu khoa học Thăng Long – thành phố Rồng bay sẽ được công ty đồ họa Việt Nam giới thiệu đến công chúng vào ngày 4-2.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, Hội Xuân Hoàng thành Thăng Long còn tổ chức song song các các hoạt động trưng bày triển lãm như Văn hóa xứ Đoài, trưng bày đá kỳ thạch và gỗ lũa nghệ thuật, trưng bày trống đồng Đông Sơn, trưng bày sản phẩm Long bào phục chế, các sản phẩm làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội. Cũng trong dịp này, trung tâm sẽ mở cửa để nhân dân tham quan hố thám sát khảo cổ học tại di tích Đoan Môn, với phát hiện nền sân gạch thời Lê cùng nhiều hiện vật gốm thời Lý-Trần. 

 * Cũng khai mạc ngày 29-1 (mùng 4 tết), chương trình vui xuân với những trò chơi dân gian, ẩm thực, dân ca các dân tộc sẽ được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức đến mùng 1- 2 (mùng 7 Tết ). Nét đặc sắc nhất của chương trình năm nay là lễ hội Bách nghệ khôi hài (hay còn gọi là  Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp, phần hội trong lễ hội Trò Trám, mang đậm tín ngưỡng dân gian phồn thực của người Việt) lần đầu tiên trình diễn tại Bảo tàng. Chương trình do những người dân đến từ xóm Cổ Lãm, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thực hiện với những câu hát vui nhộn, hóm hỉnh, đố về các nghề nghiệp trong xã hội.

Cũng như mọi năm, múa rối nước là trò vui không thể thiếu trong chương trình đón xuân, năm nay các tích trò sẽ do các nghệ nhân phường rối nước Hồng Phong, huyện Ninh Giang, Hải Dương thể hiện. Đặc biệt, sau mỗi màn rối, khán giả sẽ được trực tiếp thử điều khiển con rối trên sân khấu thu nhỏ. Tối mùng 4 Tết, trước buổi diễn múa rối, sẽ có bắn pháo bông. 

Các hoạt động văn nghệ dân gian của các dân tộc ở nhiều vùng miền cũng là nét đặc sắc của chương trình vui xuân năm nay. Bảo tàng sẽ giới thiệu một số điệu múa của người Thái, múa khèn, thổi kèn lá, đàn môi của người Mông ( Mù Cang Chải, Yên Bái), múa hát giao duyên của người Hà Nhì, Lự, Cống… bên cạnh các trò chơi dân gian và hướng dẫn làm đồ chơi, như đánh đu, kéo co, đẩy gậy, chọi trâu của người Việt, ném còn, làm quả còn, múa sạp của người Thái (Lai Châu), ném pao, đánh lông gà, đánh cù của người Mông, tó má lẹ, ém cáy của người Thái…

* Trong những ngày đầu năm, ngoài Lễ hội hoa đăng với 35 tổ đèn, khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn còn giới thiệu với du khách hàng loạt các chương trình biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc, lễ hội trò chơi dân gian Việt Nam như Lễ hội cồng chiêng, màn múa trống hội của làng Đọi Tam (Hà Nam), hội thi chim, trò chơi pháo đất (Thái Bình), múa rối cạn của nghệ nhân Phạm Văn Bể (Tế Tiêu – Hà Nội), múa võ, đánh cờ người.

Người xem còn được tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, cầu khỉ, nhảy sạp, pháo đất..., xem múa rối và biểu diễn nghệ thuật dân tộc, các hội thi bánh giầy, thi nấu rượu, thi đục tượng, thi chim vành khuyên và ngắm nhìn những nét văn hóa làng quê Hà Nội xưa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo