xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những quy định bất khả thi: Mặc sức quỵt tiền tác quyền

Hoàng Lan Anh

Cam kết trả tác quyền để có giấy phép biểu diễn nhưng sau đó lại “xù” là hành vi khá phổ biến của nhiều đơn vị, cá nhân hoạt động tổ chức biểu diễn hiện nay

Trước khi có Nghị định 79/2012/NĐ-CP, cơ quan cấp phép yêu cầu đơn vị tổ chức biểu diễn phải có giấy chấp thuận cho sử dụng tác phẩm của quyền tác giả thì mới cấp phép nhưng khi có Nghị định 79/2012/NĐ-CP, tình trạng vi phạm tác quyền trong lĩnh vực biểu diễn ngày một gia tăng bởi người sử dụng “quỵt được là cứ quỵt”.

Quen xài miễn phí

Theo thống kê của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), năm 2013, tổng số tiền tác quyền trung tâm này thu về là 5,8 tỉ đồng, trong đó khoảng 7,5% là từ hoạt động biểu diễn sân khấu. Tuy nhiên, 1 năm trước đó (2012), tỉ lệ này lên đến khoảng 9,5%. Bà Trần Thị Trường, Phó Giám đốc VCPMC, cho rằng Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) không quy định hồ sơ cấp phép biểu diễn phải có hợp đồng về tác quyền hay giấy chấp thuận cho phép sử dụng tác phẩm của quyền tác giả nên các đơn vị tổ chức biểu diễn mặc sức vi phạm, chậm trễ hay trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm.

Trên thực tế, khi làm hồ sơ xin cấp phép biểu diễn từng chương trình, các cơ quan cấp phép có yêu cầu đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải ghi cam kết trong đơn là thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả ngay sau chương trình biểu diễn hoàn tất nhưng hầu hết các đơn vị này đều cố tình trốn tránh trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả như đã cam kết.

 

Live show Thanh Tuyền do Công ty CP Truyền thông Lê Nguyễn tổ chức biểu diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô từ năm 2012 đến nay vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tác quyền, theo VCPMC Ảnh: TƯ LIỆU
Live show Thanh Tuyền do Công ty CP Truyền thông Lê Nguyễn tổ chức biểu diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô từ năm 2012 đến nay vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tác quyền, theo VCPMC Ảnh: TƯ LIỆU

 

Theo thống kê của VCPMC, có tới 22 công ty vẫn còn “nợ” tiền bản quyền từ năm 2012 đến nay, điển hình là Công ty CP Văn hóa Minh Tân (chương trình Cám ơn tình yêu, Tình khúc cho em tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô), Công ty CP Truyền thông Lê Nguyễn (live show Thanh Tuyền cũng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô). Số công ty còn nợ tiền bản quyền của năm 2013 cũng lên đến 20 và tính từ đầu năm 2014 đến nay có 5 công ty chưa thanh toán tiền bản quyền, trong số này có những công ty “nợ” tiền tác quyền từ 2 chương trình trở lên là Công ty CP Truyền thông Max, Công ty Hoa phượng Thủ Đô, Công ty Truyền thông HTV…

Tìm mọi cách lách luật

“Chúng tôi nhiều lần gửi công văn đến các đơn vị sử dụng tác quyền yêu cầu thực thi nghiêm túc nhưng họ vẫn phớt lờ. VCPMC cũng gửi báo cáo tới cơ quan thanh tra văn hóa các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời nhờ một số văn phòng luật sư can thiệp nhưng với tính chất chụp giật cố hữu của một số bầu sô, họ có đủ chiêu lách luật, sử dụng giấy phép kinh doanh “ma” để qua mặt các cơ quan thanh tra một cách dễ dàng. Rất nhiều đơn vị dựa vào sự thiếu chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật để không thực hiện nghĩa vụ bản quyền  và chưa bị xử lý gì” - bà Trường bức xúc nói.

Đại diện Sở VH-TT-DL Hà Nội thừa nhận “thói quen” vi phạm bản quyền rất phổ biến trong hoạt động biểu diễn âm nhạc. “Theo quy định mới, trong hồ sơ xin cấp phép biểu diễn không yêu cầu phải có những thỏa thuận về bản quyền như trước. Vì thế, dù trong giấy phép đã ghi rõ đơn vị tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ bản quyền nhưng nhiều đơn vị vẫn cố tình không nộp” - đại diện Sở VH-TT-DL này cho hay.  Để hoạt động biểu diễn thông thoáng hơn, quy định hiện hành có chú trọng tới khâu hậu kiểm nhưng trên thực tế, việc hậu kiểm là rất khó khăn vì thiếu nhân lực.

Không trông mong gì ở ý thức tự giác của các nhà tổ chức, VCPMC thường xuyên phải liên hệ với các sở VH-TT-DL, xin danh sách các chương trình đã cấp phép biểu diễn để theo đòi tiền bản quyền.

Lãnh  đạo một số sở VH-TT-DL cho biết trong trường hợp các đơn vị tổ chức không thực thi nghĩa vụ bản quyền khiến tác giả hoặc VCPMC có ý kiến thì cơ quan cấp phép sẽ có văn bản trở lại với đơn vị tổ chức, đồng thời xem xét không cấp phép cho những hồ sơ xin phép tiếp theo. Tuy nhiên, việc này cũng không mấy khả thi vì theo bà Trần Thị Trường, các đơn vị tổ chức biểu diễn thường xuyên lách luật bằng cách liên danh, mượn hoặc thuê đơn vị khác làm thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn một lần, thậm chí là thành lập nhiều công ty con, công ty ma làm thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn một lần.

Thậm chí, công ty tổ chức biểu diễn còn lấy lý do chưa thỏa thuận được mức phí tác quyền phải trả để trì hoãn, né tránh việc chi trả bản quyền. Chưa hết, một “mánh” quỵt bản quyền nữa cũng được áp dụng là đơn vị xin giấy phép biểu diễn cung cấp sai thông tin địa chỉ trụ sở kinh doanh khiến cơ quan quản lý hoặc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có tìm cũng không ra để đòi tiền bản quyền. Theo bà Trường, dù VCPMC đã có báo cáo các trường hợp vi phạm định kỳ nhưng các đơn vị vi phạm vẫn được tiếp tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn những chương trình tiếp theo. 

Cần quy định chặt hơn

Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC, cho biết mặc dù nhà nước đã có những quy định xử phạt với mức phạt tối đa là 500 triệu đồng nhưng vẫn chưa đủ sức mạnh răn đe các đối tượng vi phạm, vì thực tế số vụ việc vi phạm bị xử lý rất ít, thậm chí các đơn vị, cá nhân bị vi phạm còn ngại ngùng, rụt rè và sợ phiền toái trong việc bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

“Chúng tôi đã gửi nhiều văn bản đến các cơ quan quản lý nhà nước với hy vọng các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về cụm từ “phải xin phép trước khi sử dụng” để các đơn vị sử dụng phải liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm, xin phép và thỏa thuận với chủ sở hữu trước khi sử dụng tác phẩm (tài sản) của họ, tránh tình trạng không ít đơn vị hứa hẹn, cam kết rồi “xù” - nhạc sĩ Phó Đức Phương nói. Bà Trần Thị Trường cũng cho rằng những người soạn thảo Nghị định 79 và Thông tư 03 đã không tính đến thói quen thích xài miễn phí, rất thích “xù” của các bầu sô hiện nay nên không thể dùng biện pháp quản lý hậu kiểm. “Theo tôi, trong lần sửa Thông tư 03 cũng như Nghị định 79 tới đây, Bộ VH-TT-DL cần phải đưa vào quy định người sử dụng phải xin phép trước khi sử dụng hoặc có biện pháp chế tài hữu hiệu hơn”.

Kỳ tới: Tự trói buộc mình

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo