xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Nóng" phim chính luận

Tiểu Quyên

Nếu không có bệ đỡ từ nhà đài thì “sự tự giác” dấn thân làm phim chính luận, tìm đến những đề tài “có tính chiến đấu” của các đơn vị tư nhân xem chừng cũng là kỳ vọng mong manh

img
Huyền thoại 1C - một dự án phim hoành tráng do Hãng phim Tây Nam thực hiện với sự hỗ trợ từ Đài Truyền hình TPHCM - đang chuẩn bị lên sóng. Ảnh: dienanh.net
Phim khai thác những đề tài gần gũi với đời sống, nhất là những vấn đề “nóng” của xã hội luôn tạo được sự chú ý với người xem. Tuy nhiên, nếu so với số lượng phim lên sóng ào ạt mỗi năm thì phim chính luận cũng chỉ chiếm  tỉ lệ vô cùng nhỏ. 

Nâng tầm dự báo, tính chiến đấu

Chuyển tải được những vấn đề thời sự, bộ phim chính luận không chỉ đơn giản là một câu chuyện giải trí cho khán giả màn ảnh nhỏ mà đó còn là giá trị của tính chiến đấu trong nghệ thuật. Tuy nhiên, điều này lâu nay vốn rất hiếm hoi, nói như nhà văn Chu Lai, chính nhà đài cũng “dè chừng, cân nhắc” khi phê duyệt cho thực hiện, phát sóng những đề tài dễ “đụng chạm” này.

“Tất nhiên không phải phim nào cũng bàn đến những vấn đề nóng, gay gắt mà có khi lồng ghép vào đó là sự phê phán ý nhị, nhẹ nhàng. Dù vấn đề có nóng đến mức độ nào thì thông qua nghệ thuật, phải làm sao để người có liên quan chấp nhận. Lên án nhưng không quá khích mà phải thể hiện một cách mềm dẻo, làm sao để người xem thẩm thấu được giá trị của bộ phim thì xem như cũng đã một bước thành công” - ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên giám đốc Hãng phim TFS, nhìn nhận. Ông cũng nói thêm để có được những đề tài chính luận hay, gần gũi với đời sống, nhà sản xuất cần phải có tính dự báo, phải nhìn thấy, chọn lọc được những vấn đề nóng trong chuỗi sự kiện diễn ra trong đời sống hằng ngày.

Một thời gian dài, màn ảnh gần như thiếu vắng những bộ phim có tính chiến đấu, nói lên tiếng nói mà xã hội, người dân đang cần trong cuộc sống bề bộn hiện nay.“Cái khó là ở chỗ hiện nay chúng ta chưa có được những nhà sản xuất đúng nghĩa, tiềm lực không đủ mạnh, đa phần là công ty làm phim theo kiểu gia công. Với nguồn nhân lực bấp bênh, công nghệ yếu kém và tài chính phập phù như hiện nay thì đòi hỏi cái gì cũng khó” - ông Nguyễn Việt Hùng nhìn nhận.

Thiếu bệ đỡ

Nói gì thì nói, có được những bộ phim chính luận hay, phản ảnh sát sườn hiện thực xã hội và có tiếng nói mạnh mẽ vốn vẫn cần đi từ cái gốc đầu tiên là kịch bản. Bên cạnh đó điều quan trọng không kém là sự hỗ trợ từ phía nhà đài. Khó cho đơn vị tư nhân nếu một mình xoay xở trong điều kiện kinh tế eo hẹp, phim làm ra lại phải đối mặt với tình trạng lỗ vốn, như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Trúc Mai - Giám đốc Hãng phim M&T Pictures.

Cũng phải mất đến 2 năm Lasta mới có thể chuẩn bị, tổ chức được “hành trình xuyên Việt, vượt biên giới” cho đoàn phim Bí mật tam giác vàng ghi hình tại nhiều địa danh đẹp của Việt Nam và ở nước ngoài. Nhân lực đoàn cũng được huy động tối đa, “nhiều nhất so với các đoàn phim khác từ trước đến nay của Lasta” như chia sẻ của ông Trần Minh Tiến, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Latsata, Giám đốc hãng phim.

Sắp tới đây, màn ảnh nhỏ cũng sẽ ra mắt bộ phim Huyền thoại 1C, theo nhận định của đạo diễn phim Nguyễn Thanh Vân là “được đầu tư hoành tráng”. Đơn vị sản xuất là một cái tên mới toanh trong làng phim truyền hình nhưng nhờ đặt hàng của nhà đài nên có được cơ hội thử sức với một kịch bản “dài hơi, khó nhằn” về đề tài chiến tranh cách mạng.

“Từ thời tôi làm phim Dốc tình (2005) đến giờ, giá nhà đài trả cho một tập phim cũng chỉ ở mức 180 triệu đồng/tập. làm phim đề tài nào, hay dở ra sao cũng đều ở mức giá đó nên khó tạo ra sự cạnh tranh, không khuyến khích các nhà sản xuất nỗ lực đầu tư” - đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói.

Với dòng phim chính luận mà TFS đang nỗ lực gây dựng (cho vệt giờ 17 giờ 30 phút hằng tuần trên kênh HTV9), khán giả cũng có thể tin tưởng vào chất lượng nhưng phải nhìn nhận thẳng thắn đây là giờ phim rất khó xem. Cho nên, tư nhân muốn “góp” phim chính luận cũng sẽ phải cân nhắc vì suy cho cùng lợi nhuận từ quảng cáo vẫn là yếu tố quyết định sống còn. Nếu không có bệ đỡ từ nhà đài thì “sự tự giác” dấn thân làm phim chính luận, tìm đến những đề tài “có tính chiến đấu” của các đơn vị tư nhân xem chừng cũng là kỳ vọng mong manh.

Không thể làm 2 ngày/tập

“Với một bộ phim về đề tài nông thôn, nhiều bối cảnh và yêu cầu cao về sự chính xác trang phục, đạo cụ… như Đất mặn thì việc quay 2 ngày/tập là điều bất khả kháng. Trong khi hiện nay rất nhiều nhà sản xuất tư nhân lại đặt hàng đạo diễn làm phim theo tốc độ “nhanh cấp kỳ” này. Một khi người làm phim không hiểu được giá trị của tác phẩm mà chỉ xem đó là sản phẩm hàng hóa thì làm sao nói đến chuyện cùng chung tay phát triển chất lượng phim?”- ông Nguyễn Việt Hùng trăn trở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo