xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim tài trợ: Lại miếng bánh chia đều

Hải Phương

Từ nhiều năm nay, cách đầu tư cào bằng này là nguyên nhân khiến chất lượng phim ngày càng sa sút. Miếng bánh tài trợ tiếp tục được chia đều, mặc cho ai đói, ai no...

Ngoài Người vớt củi (kịch bản Lê Ngọc Linh, đạo diễn Vương Đức), sẽ có thêm 4 phim nữa chia nhau 7,6 tỉ đồng - số tiền trợ giá sản xuất phim truyện năm 2006. Theo đó, mỗi phim chỉ nhận được khoảng 1,1 tỉ đồng. Tư duy đầu tư và sản xuất phim “kiểu cũ” này vẫn tiếp tục được áp dụng.

Không đủ... thì tự đi tìm tiền?

Hơn 1 năm trước, đạo diễn Hà Sơn quả quyết: “Cứ duyệt kịch bản cho tôi, thiếu tiền tôi tự lo”. Kịch bản Trung úy được duyệt, tổng dự toán sản xuất lên đến 5,8 tỉ đồng nhưng chỉ được cấp 1,1 tỉ đồng. “Choáng” nhưng vẫn phải “vui”... vì đã hứa sẽ tự đi tìm tiền. Một năm đôn đáo tìm kiếm tài trợ, kết cục lại “vác kịch bản” về Cục Điện ảnh xin chuyển sang ô đặt hàng... Kinh phí đặt hàng vốn không ổn định và sẵn có để... nhìn thấy, giỏi chạy thì được, mà không khéo thì chẳng được gì. Có thể nói, đây là điển hình của cơ chế xin-cho, nên những ai đã từng đối diện với cửa ải này đều lắc đầu ngao ngán. Nhưng nếu không “liều” thì lấy đâu ra tiền để làm phim, nên Hãng phim Truyện VN và đạo diễn Hà Sơn vẫn quyết “thử một phen”.

Cũng đối diện với khó khăn “thiếu tiền” là kịch bản vừa được duyệt Người vớt củi. Tác giả kịch bản là một người có hơn 10 ha rừng ở khu vực Bà Nà (Đà Nẵng), quen nghề rừng, có kinh nghiệm đối mặt với lâm tặc, biết rất rõ việc dàn dựng bối cảnh trong rừng sâu là không đơn giản... và có thâm niên 10 năm làm đạo diễn, nên Lê Ngọc Linh khẳng định phải có 2,7 tỉ đồng trở lên mới làm được Người vớt củi. Vậy mà kinh phí được cấp chỉ là 1,1 tỉ đồng... Đó là số tiền trên giấy, bao hàm trong đó nhiều nguồn phải chi, kể cả lương cho cán bộ, công nhân trong hãng, đoàn làm phim chỉ được cầm ra trường quay khoảng 500-600 triệu đồng. Quay ở Hà Nội đã khổ, đi tỉnh xa còn khổ trăm bề, vậy mà quy định của Nhà nước cũng chỉ gói gọn tiền ăn, ở cho mỗi người 25.000 đồng/ngày. Đạo diễn Phạm Lộc, sau khi thực hiện xong phim Đi trong giấc ngủ, than thở: “Tiền ăn còn chẳng đủ, thì làm gì có tiền ngủ. Thôi thì tiện đâu ngủ đấy”. Vì thế, hầu hết các đạo diễn khi nhận phim đều phát tín hiệu tìm kiếm tài trợ, nhưng may mắn chỉ rơi vào 1 vài người như đạo diễn Đặng Nhật Minh (phim Thương nhớ đồng quê); Bùi Thạc Chuyên (Sống trong sợ hãi); Ngô Quang Hải (Chuyện của Pao)... còn lại cố gắng co kéo trong khoản tiền ít ỏi để bộ phim vượt được cái ngưỡng trung bình. Mà đôi khi có ở dưới mức trung bình thì hội đồng duyệt vẫn “thắt ruột” cho qua, vì nếu đổ phim thì đạo diễn và hãng phim lấy đâu tiền mà đền (?). Lạ một điều, Cục Điện ảnh biết rất rõ số tiền đầu tư 1,1 tỉ đồng là quá ít để có thể làm một phim nhựa chất lượng tử tế... nhưng họ lại chẳng có động thái nào quyết liệt để nâng mức đầu tư lên.

Không chấp nhận việc cào bằng

Lý do để “cào bằng” đầu tư được một thành viên hội đồng duyệt kịch bản nói úp mở: “Nếu 7,6 tỉ đồng đầu tư cho 1-2 phim mà chất lượng cuối cùng đều dở thì... chúng tôi chết. Thà cứ đầu tư cho 4-5 phim, may ra còn được 1 phim tử tế để mà chiếu những dịp lễ lạt...”. Ô hay, nếu chuyện đầu tư cào bằng xuất phát từ suy nghĩ đúng như vị này nói thì có lẽ điện ảnh VN chẳng bao giờ phát triển được. Bởi lẽ, những sáng tạo của nghệ sĩ ngay từ đầu đã được phía kiểm duyệt “định khuôn”, chỉ được phép “vùng vẫy” trong một khoảnh đất be bé mà số tiền cơ quan quản lý cấp cho họ “đủ mua”.

Một lý do khác khiến các phim tiếp tục bị đầu tư cào bằng trong năm nay là “san lộc đều” cho các hãng, bởi rất có thể sang năm khi VN vào WTO sẽ không còn chuyện “trợ giá sản xuất phim” nữa. Lúc đó, chỉ còn 2 nguồn sản xuất phim chính: tư nhân bỏ tiền làm phim và nhà nước đặt hàng. Nếu là Nhà nước đặt hàng, thì kịch bản được duyệt phải là những vấn đề “vĩ mô” phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị. Nhưng ngay cả hình thức đặt hàng này, nếu không có sự thay đổi về phương thức đặt hàng, tư duy thẩm định... thì chỉ tốn tiền mà phim vẫn dở. Về điều này, có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước chỉ nên giữ vai trò định hướng, chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, về vốn, ưu tiên mặt bằng... còn lại để các hãng tự bơi. Nếu các hãng sản xuất ra phim có chất lượng, Nhà nước bỏ tiền mua với giá ưu đãi, đủ để các hãng tái sản xuất và những phim đó được chiếu tuyên truyền phục vụ mục đích chính trị trong các dịp kỷ niệm trong năm; chiếu miễn phí ở các vùng sâu, vùng xa; phát sóng trên truyền hình để đông đảo công chúng được xem. Hoặc Nhà nước công bố các đề tài đấu thầu (thông báo trước 1 năm), các hãng phim tham gia đấu thầu kịch bản, phương án sản xuất... đơn vị nào có kịch bản đạt chất lượng, phương án sản xuất khả thi, bảo đảm phim có chất lượng (không kể của nhà nước hay tư nhân) sẽ thắng thầu...

Đã đến lúc không thể chấp nhận việc miếng bánh chia đều để cho ra đời những bộ phim kém chất lượng. Bởi lẽ, nhiều năm nay có không ít phim sản xuất ra không có người xem; thậm chí “chết luôn trong kho”... chưa ra tới rạp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo