xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống chết với đờn ca tài tử

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh, con đường mà các nghệ nhân chọn đã tỏa sáng, tạo thêm “lửa” để lan truyền trên thế giới.

Đệ nhất nguyệt cầm

Cuộc đời của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu không mấy thăng trầm song niềm đam mê thì cứ bị thử thách bởi 2 chữ “tài tử” đã chỉ rõ công việc ông theo đuổi không dùng làm kế sinh nhai

NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu và cố Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ (hàng đầu) trong một buổi dạy đờn ca tài tử
NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu và cố Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ (hàng đầu) trong một buổi dạy đờn ca tài tử

Đôi lúc các nghệ nhân theo đuổi đờn ca tài tử (ĐCTT) bị cho là phí công, rỗi nghề nhưng không phải vì lời mỉa mai đó mà trình độ của người tài tử như ông Ba Tu (tên thật là Trương Văn Tự, SN 1938, quê Long An, hiện ở

TP HCM) thấp đi. Ông Ba Tu cho biết để trở thành người tài tử đúng nghĩa, phải trải qua thời gian luyện tập rất công phu: Học từ chữ nhấn, chữ chuyền, ngón đờn sao cho mùi mẫn, cách“sắp chữ” khi ca sao cho đẹp và luôn tạo một phong cách riêng.

Chữ tài không gắn chữ tai

Ông Ba Tu sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ. Thấy vậy, cha ông đã tìm thầy về dạy cho con. Từ đó, ban ngày ông học chữ, đêm đến lại làm quen với cây đờn kìm (nguyệt cầm) dưới sự hướng dẫn của thầy Chín Phàn. Những thanh âm khi trầm bổng, lúc réo rắt nhặt khoan từ loại nhạc cụ ít phím hiếm dây này (2 dây, 9 phím) đã mê hoặc và thấm đẫm tâm hồn Ba Tu. “Thầy tôi thường nói đam mê là một chuyện nhưng điều cần có của một người học ĐCTT là phải sáng dạ” - ông Ba Tu kể. Ghi nhớ lời thầy dạy, Ba Tu luôn lắng nghe, quan sát những buổi ĐCTT mà cha và thầy ông mời các nghệ nhân đến chơi. Cứ thế, tâm hồn Ba Tu bị chiếm bởi những ngón đờn tranh của nghệ nhân Bảy Quế và lối chơi đờn cò độc đáo của nghệ nhân Hai Võ. “Những thanh âm đó đã mê đắm, da diết, vỗ về như mạch ngầm phù sa quyện vào lòng sông vun đắp cho một chặng đường 11 năm học ĐCTT của tôi” - ông Ba Tu cho biết.

Với NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu, người có máu đam mê ĐCTT thì phải xác định rằng “chữ tài không gắn với chữ tai”, nghĩa là không ỷ tài mà gây sự, làm mờ nhạt ý nghĩa vô giá của môn nghệ thuật này. “Mặc dù tôi đã thuộc nằm lòng 20 bài bản tổ của ĐCTT nhưng cha vẫn yêu cầu phải luyện ngón đờn kìm ngày thêm già dặn ở cả 3 trường phái nhạc lễ, tài tử và cải lương. Đặc biệt, phải tu tâm, tu dưỡng nghề dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào” - ông Ba Tu nhớ như in lời cha dạy.

Lăn lộn nhưng không biến chất

Là người gắn bó máu thịt với ĐCTT, NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu đã từng trải qua nhiều đoàn hát. Theo soạn giả Kiên Giang, từ ĐCTT đến với sân khấu cải lương, Ba Tu là điểm tựa vững chắc cho dàn nhạc cổ thời đó, để ứng biến thăng hoa của ĐCTT đi vào niêm luật, quy củ của dàn nhạc cổ cải lương. Những năm 1960, Ba Tu tham gia Đoàn Cải lương Phước Thành, sau đó về Đoàn Cải lương Tuồng cổ Minh Tơ. Sau năm 1975, ông lần lượt tham gia Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 và Nhà hát Trần Hữu Trang cho đến khi nghỉ hưu. “Thông thường, mỗi người chỉ thuần thục một ngón nghề, còn với Ba Tu thì thể nào trong nhạc tài tử, cải lương cũng đều là sở trường cả” - soạn giả Kiên Giang nhận xét.

Lăn lộn với nhiều gánh hát nhưng NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu không để chất ĐCTT trong ông biến dạng. Theo ông, khi cầm đờn đòi hỏi nghệ nhân phải có tâm, coi là tâm tấu. Không chỉ thuộc lòng bản, nghệ nhân phải nhấn nhá từng chữ nhạc sao cho thật chuẩn xác và truyền đến người ca, người nghe. Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách tứ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc) hay ngũ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc, sáo) thì đờn kìm vẫn giữ vai trò lĩnh xướng. Trong nhạc tài tử cải lương, bài bản dựa vào chữ nhạc chính từ cung bậc của đờn kìm; người học ca, các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của cây đờn này. Vì vậy, cây đờn kìm được tôn vinh là “thầy” của các loại nhạc cụ. Được giới ĐCTT và sân khấu cải lương gọi là đệ nhất nguyệt cầm, tên tuổi của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu đã gắn liền với tiếng đờn kìm như máu thịt. Tư thế ngồi đờn của ông cũng khác biệt, lúc nào tâm trạng cũng đĩnh đạc như người quân tử. Vì vậy, tiếng đờn kìm của ông còn là tiếng lòng của “quân tử cầm”.

Theo NSND Viễn Châu, người đờn phải khổ luyện cho thành phong cách thì mới có được mệnh danh này. Ba Tu nhấn chữ xang nức nở như người đang có tâm sự kể lên nỗi lòng mình. Còn khi Ba Tu đờn vọng cổ, nét nhấn nhá có nhiều chữ mới, luyến láy duyên dáng, các thể điệu Bắc thì rất hùng tráng, các bài Nam - Oán cực kỳ mùi mẫn. Trong khi đó, NSND Ngọc Giàu thì rất thán phục ngón đờn của ông: “Tiếng đờn của anh Ba Tu đầy kịch tính, làm cho người nghệ sĩ cảm thấy có sự cảm thông, chia sẻ với nỗi niềm bài hát”.

Kỳ tới: Khôi nguyên vọng cổ

Truyền kinh nghiệm cho lớp trẻ

Với các phong trào ĐCTT, NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu có nhiều công lao khi đã đứng lớp giảng dạy cho nhiều thế hệ nhạc sĩ trẻ. Những ai đam mê học đờn kìm, ông đều phân tích cặn kẽ, chỉ dẫn hết sức chu đáo để họ có được những kiến thức và lĩnh hội nơi ông niềm đam mê cháy bỏng.

Các nghệ nhân đi theo con đường của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu, truyền đạt kinh nghiệm ĐCTT cho thế hệ trẻ, phải nhắc đến Hoàng Tấn, Lê Khắc Tùng (Thanh Tùng), Phương Thảo, Tấn Chương, Út Khị…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo