xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thê lương hát bội

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Rạp hát chuyên nghiệp không có, nghệ sĩ sống nhờ đồng lương “hát bụi” không nuôi sống nổi bản thân

Trong các loại hình nghệ thuật dân tộc đang hoạt động tại TP HCM, có lẽ hát bội là khó khăn nhất. Thực trạng này đã từng được báo động khi khán giả của bộ môn nghệ thuật hát bội ngày càng thưa dần. Rạp hát chuyên nghiệp không có. Nghệ sĩ sống nhờ đồng lương không nuôi sống nổi bản thân.

Mang tiếng “nhà hát”

Dù mỗi năm Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM diễn đạt chỉ tiêu hơn 150 suất nhưng đó vẫn chỉ là những buổi diễn cúng đình, theo mùa kỳ yên mỗi năm tại TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vẫn với những phông màn cũ kỹ, nghệ sĩ ngồi bệt xuống đất hóa trang, ánh đèn leo lét chỉ đủ để khán giả nhìn thấy mặt nghệ sĩ. Những suất diễn dù hát cúng đình vẫn thưa dần người xem, phần lớn là khán giả cao niên. Trụ sở và cũng là nơi trước kia có một sàn diễn dành cho bộ môn nghệ thuật này nay đã đóng cửa chuẩn bị bán đấu giá theo quyết định thu hồi nhà đất của UBND TP HCM.

Cảnh trong vở hát bội Phước, Lộc, Thọ của CLB Sân khấu hát bội Ngọc Khanh
Cảnh trong vở hát bội Phước, Lộc, Thọ của CLB Sân khấu hát bội Ngọc Khanh

Đời sống nghệ sĩ hát bội cũng héo hắt theo từng suất diễn. Hiện Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM có 35 diễn viên, lương mỗi suất diễn thấp nhất 70.000 đồng/nghệ sĩ, cao nhất là 120.000 đồng/nghệ sĩ. Dù có thêm khoản lương cố định từ 4 triệu đến 6 triệu đồng/tháng (phân loại theo tài năng và sự cống hiến của nghệ sĩ), lực lượng này vẫn không đủ can đảm nghĩ đến việc bám nghề nếu thu nhập không được nâng lên, bảo đảm cuộc sống của họ. Riêng lực lượng nghệ sĩ của một số đơn vị sân khấu hát bội xã hội hóa, vốn hát chầu, hát đình thì sống bấp bênh với mức 500.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như thế, dù có yêu nghề đến mấy, nghệ sĩ hát bội cũng khó mà bám nghề nên theo thời gian, diễn viên trẻ rơi rụng dần càng khiến lực lượng kế thừa của bộ môn này trở nên teo tóp.

NSƯT Ngọc Nga, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM, cho biết: “Chúng tôi cố gắng động viên anh em nghệ sĩ hãy kiên nhẫn chờ đợi, đến khi Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM có được một rạp hát chuyên nghiệp để an cư, đơn vị sẽ tổ chức những chương trình phục vụ du khách, lúc đó anh em có điều kiện làm nghề và đời sống tốt hơn”.

Nói để cho thấy có sự động viên vậy thôi chứ hát đình, hát miễu vẫn là đất kiếm sống lây lất của nghệ sĩ hát bội không biết đến bao giờ. Nghệ sĩ trẻ Thành Tây cho biết: “Tôi học hát bội nhưng nay phải sống với nghề hát cải lương vì cải lương còn sống được, chứ hát bội thê thảm lắm. Chuyển hướng để cứu mình”.

Người yêu nghề thấy mình bị xúc phạm

Hơn một thế kỷ qua, hát bội đã góp một phần làm nên những kỳ tích cho không gian nghệ thuật của sân khấu Việt Nam. Nhắc đến nghệ thuật hát bội, những người am hiểu bộ môn này có thể kể ra hàng loạt những nghệ sĩ quen thuộc: NSND Đinh Bằng Phi, cô đào Ba Đắc, Năm Nhỏ, Kim Thanh, Ngọc Khanh, cố nghệ sĩ Kim Ngà, Ngọc Dung… từng làm say mê lòng người với hàng loạt các vở tuồng nổi tiếng như: San Hậu, Trảm Trịnh Ân, Lưu Kim Đính, Phụng Nghi Đình, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Đào Tam Xuân báo phu cừu, Phàn Lê Huê phá hồng thủy trận, Chung Vô Diệm…

Thế nhưng, nghệ thuật hát bội hôm nay không thể hoạt động trên sân khấu chuyên nghiệp bằng những suất diễn bán vé khi  người xem của các bộ môn nghệ thuật truyền thống đang vắng dần. Đây là nỗi trăn trở rất lớn của những nghệ sĩ tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này.

NSND Đinh Bằng Phi cho rằng: “Để níu kéo niềm đam mê của nghệ sĩ ở bộ môn nghệ thuật hát bội thì phải tạo được đất diễn cho họ, để họ có điều kiện thi thố tài năng. Do không có rạp hát, lại chưa rõ ràng về quản lý, quy hoạch nên khiến nghệ sĩ hát bội nản lòng, phần bỏ nghề, phần chạy theo những sô diễn hát chầu cốt chỉ để kiếm sống qua ngày, phần nhiều chất lượng chương trình được chắp vá, vở tuồng bị cắt xén tùy tiện, làm cho những ai còn yêu nghề thấy mình bị xúc phạm. Chính mình làm nghề mà còn nản vì xem hát bội ngày nay hết hay thì lấy đâu ra khán giả mê hát bội tìm đến xem. Theo tôi, nếu không có chiến lược bảo tồn, phát triển thì nghệ thuật hát bội sẽ gặp nhiều khó khăn và đời sống diễn viên, đời sống sàn diễn sẽ càng ảm đạm hơn”. 

Kỳ tới: Bảo tồn hay xóa?

Ngày càng xa cách với người xem

NSND Đinh Bằng Phi tâm sự: “Đã có một thời người ta rủ nhau đi xem hát bội tại các rạp hát, gánh hát. Hát bội nhiều năm gần đây khi lâm vào thế không có rạp, chỉ diễn ở ngoại thành hoặc chui vào đình, vào miễu càng đẩy khán giả trẻ xa cách với mình. Tôi cho đó là sự trượt dốc đáng sợ. Ngày xưa, ông bà ta rất chuộng xem hát bội, còn bây giờ hát bội thiếu khán giả trầm trọng, nhất là khán giả trẻ. Nếu cách đây 20 năm, lúc tôi còn công tác, Đoàn Nghệ thuật Hát bội TP HCM (tiền thân của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM) đã phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên, Cung Văn hóa Lao động TP HCM giới thiệu bộ môn truyền thống dân tộc này đến với khán giả trẻ mỗi tháng một lần qua nhiều vở tuồng nổi tiếng được dàn dựng công phu thì ngày nay, việc làm này đã chấm dứt. Khán giả trẻ không được tiếp cận thông tin, không hiểu thì làm sao đến với hát bội được”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo