xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Lay động tâm hồn Việt

Bài và ảnh: Hoàng Lan Anh

Sau 3 đêm công diễn ở Hà Nội (từ ngày 27 đến 29-1), vở cải lương Mai Hắc Đế đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng khán giả

Kéo dài 2 giờ rưỡi, vở cải lương Mai Hắc Đế tái hiện hình ảnh nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan từ khi chào đời cho đến lúc trở thành anh hùng dân tộc. Ông đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.

Thông điệp về chủ quyền lãnh thổ

Qua 3 đêm diễn, gần 3.000 khán giả không chỉ được thưởng thức câu chuyện về người anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan - Mai Hắc Đế cách đây hơn 1.300 năm mà còn cảm nhận những thông điệp đầy tính thời sự. Đó là sự bảo vệ vẹn toàn chủ quyền lãnh thổ.

 

Một cảnh trong vở cải lương Mai Hắc Đế
Một cảnh trong vở cải lương Mai Hắc Đế

 

Được xây dựng trên quan điểm hư cấu nghệ thuật nhưng không thoát ly sự thật lịch sử, vở cải lương Mai Hắc Đế để lại những ấn tượng lay động lòng người. Đơn cử là cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột nhà Đường.

Đây là sáng tạo độc đáo của PGS Nguyễn Thế Kỷ - tác giả vở cải lương Mai Hắc Đế. Ông dựa trên một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An. Điều đặc biệt là dân ta dù đánh đuổi quân xâm lược nhưng vẫn thờ một trong tứ kiệt thơ Đường là Vương Bột vì trọng tài năng. Điều này thể hiện sự rạch ròi của dân ta. Câu chuyện về Bạch Vân - vợ Quang Sở Khách, với số phận bị giằng xé giữa người Hán và An Nam - giúp Mai Hắc Đế trong cuộc khởi nghĩa cũng để lại những ấn tượng sâu sắc.

Mai Hắc Đế là một trong những vở diễn có kinh phí lớn nhất của sân khấu cải lương phía Bắc. Số tiền chi cho dàn dựng, thực hiện phần công diễn đầu tiên tại Hà Nội và Nghệ An ước tính khoảng 3 tỉ đồng. Để tránh đi vào lối mòn, Mai Hắc Đế được xây dựng trên quan điểm hư cấu nghệ thuật không thoát ly sự thật lịch sử, dung dị, sâu sắc, lay động lòng người, hiệu quả thị giác và thẩm mỹ cao.

Sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị hiện đại đã tạo nên không gian sân khấu linh hoạt, hùng vĩ, tráng lệ. Khán giả bị vở diễn hấp dẫn đến những phút cuối cùng. Với dày đặc những chi tiết, sự kiện lịch sử, người xem như được sống lại quá khứ hào hùng cùng vị anh hùng dân tộc năm xưa.

Tâm huyết của tác giả

Đạo diễn Triệu Trung Kiên thổ lộ dù từng dàn dựng thành công nhiều vở diễn đề tài lịch sử nhưng với anh, Mai Hắc Đế vẫn là một thử thách lớn.

“Kịch bản văn học của PGS Nguyễn Thế Kỷ chặt chẽ đến từng chi tiết, câu chữ, sự kiện lịch sử. Thậm chí, để đạo diễn hiểu hơn về Mai Hắc Đế, anh Kỷ còn đưa tôi đến gặp gỡ các nhà sử học, ngôn ngữ học... nhằm bảo đảm các dữ liệu lịch sử, phong tục tập quán cũng như ngôn từ sinh hoạt trong vở diễn được sử dụng chuẩn xác nhất” - anh cho biết.

Đạo diễn Triệu Trung Kiên cũng lý giải về độ dài của Mai Hắc Đế: “Nếu chúng ta xem với góc độ giải trí đơn thuần thì thấy chỗ này, chỗ kia có thể bỏ đi được. Tuy nhiên, dưới góc độ vừa là tác phẩm giải trí vừa tuyên truyền thì ê-kíp sáng tạo phải có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ thông tin, dữ liệu cuộc khởi nghĩa”.

Tác giả vở diễn này, PGS Nguyễn Thế Kỷ tâm sự rằng Mai Hắc Đế là một đề tài mà ông đã ấp ủ từ lâu. Đặc biệt, sau cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 1.300 năm khởi nghĩa Hoan Châu do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức năm 2013, ý định hoàn thành một tác phẩm văn học kịch phản ánh hình tượng người anh hùng áo vải Mai Thúc Loan lại hối thúc trong ông hơn bao giờ hết.

“Anh hùng Mai Thúc Loan - Mai Hắc Đế cách chúng ta quãng thời gian hơn 1.300 năm. Lịch sử viết về ông không nhiều và cũng không đầy đủ nhưng chúng ta đều rõ ông đã nêu tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự do, tự cường, tự tôn dân tộc. Những trang sử hào hùng ấy cần được giới thiệu rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam để chúng ta thêm tự hào về truyền thống 4.000 năm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tôi hy vọng các nghệ sĩ sẽ thổi hồn của mình vào tác phẩm để từ đó giúp vở diễn thành công” - PGS tâm sự.

Sau khi công diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) từ ngày 27 đến 29-1, vở cải lương Mai Hắc Đế dự kiến sẽ biểu diễn trong Lễ hội Đền thờ Vua Mai ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vào giữa tháng giêng năm Ất Mùi sắp tới.

 

Ê-kíp đồ sộ

Gần 140 nghệ sĩ, nhạc công, vũ công, võ sinh, kỹ sư, công nhân kỹ thuật đã tham gia vở diễn này. Ê-kíp thực hiện vở cải lương Mai Hắc Đế đều là những nghệ sĩ - diễn viên tên tuổi, như: tác giả chuyển thể Hoàng Song Việt - cây bút có bề dày nghề nghiệp và rất uy tín, Trọng Đài - nhạc sĩ gạo cội của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu Doãn Bằng, biên đạo múa Tuyết Minh. Đặc biệt là sự tham gia của các diễn viên tài năng Nhà hát Cải lương Việt Nam: nghệ sĩ Quang Khải (vai Mai Thúc Loan), Dạ Hương (vai Mai Thị - mẹ Mai Thúc Loan), Minh Lý (vai Ngọc Tô - vợ Mai Thúc Loan), Hoàng Tùng (vai Đinh Thế - bố vợ Mai Thúc Loan), Ngân Quỳnh (vai Mai Thị Cầu - con gái đầu lòng của Mai Thúc Loan)...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo