xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) – Ba danh ca này từng thể hiện thành công các bài ca cổ nổi tiếng của soạn giả Thanh Hiền, khi biết tin ông qua đời, họ bàng hoàng, xúc động.


Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền - Ảnh 1.

NSND Lệ Thủy và soạn giả Thanh Hiền trong chương trình vinh danh những sáng tác của ông

Soạn giả, nhạc sĩ, nghệ nhân ưu tú Thanh Hiền tên thật Đỗ Văn Trượng, sinh ngày 3-10-1941; nguyên quán xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông vừa được trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Sau thời gian điều trị bệnh già, ông đã từ trần lúc 7 giờ ngày 26-2, hưởng thọ 79 tuổi.

Lễ truy điệu lúc 9 giờ ngày 29-02, sau đó an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

Nói về sự cống hiến của ông, NSND Thanh Tuấn đã xúc động: "Ông là tấm gương sáng cho các thế hệ văn nghệ sĩ noi theo về sự đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương. Tôi mang ơn ông khi bài ca cổ "Chuyến xe Tây Ninh" được đông đảo khán thính giả trong và ngoài nước yêu thích".

Soạn giả Thanh Hiền xuất thân từ gia đình có truyền thống về đờn ca tài tử. Năm lên 9 tuổi, ông đã sớm tiếp cận và mê đờn, ca cải lương và đến năm 16 tuổi, tài đờn của cậu Tư Trượng được nhiều người biết đến. Năm 1958, lúc 17 tuổi, ông tham gia cách mạng tại khu rừng Bời Lời, công tác tại Đoàn Văn Công Tây Ninh.

Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền - Ảnh 2.

NSƯT Cẩm Tiên và soạn giả Thanh Hiền trong chương trình vinh danh những sáng tác của ông

Tháng 6 năm 1961, ông được điều về công tác tại Đoàn Văn công Giải Phóng, tham gia dàn nhạc dân tộc.

"Soạn giả Thanh Hiền từng tâm sự, những ngày đầu đến với nghề sáng tác, ông đã được sự động viên, chỉ dẫn của tác giả Trần Hữu Trang – cha đẻ của các vở diễn nổi tiếng "Đời cô Lựu", "Tô Ánh Nguyệt"…, danh cầm nhạc sĩ Mười Dõng, nhà văn Lý Văn Sâm. Ba người này đã giúp đỡ cho ông nhiều kinh nghiệm trong sáng tác bài bản đờn ca tài tử, cải lương và kỹ năng đờn kìm.  Từ đó, ông có nhiều tác phẩm phục vụ cho Đoàn Văn công Giải Phóng và Đài Phát thanh Giải Phóng với tác phẩm đầu tay là bài "Toàn dân phá ấp chiến lược" theo điệu Mẫu tầm tử và bài "Cho đời ta mãi đượm hương hoa" theo điệu Xang xừ líu" – NSƯT Cẩm Tiên nhớ lại.

Sau Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam lần thứ I, năm 1965, soạn giả Thanh Hiền cùng anh em văn nghệ sĩ của Đoàn Văn công Giải phóng (trong đó có: nhà báo Phạm Khắc, nhà văn Giang Nam, đạo diễn Lê Văn Thảo…) về Sư đoàn 9, ra mặt trận Đồng Soài.

NSND Lệ Thủy cho biết trong giai đoạn này, ông sáng tác bài ca cổ "Em bé Phú Riềng" và loạt bài  "Đội nữ pháo binh", "Cô du kích Thanh Phước", "Đêm trăng Vàm Cỏ đông", "Bộ đội về làng giúp dân"… "Tôi yêu quý những sáng tác của soạn giả Thanh Hiền, giọng văn mượt mà, sâu lắng. Ông mất đi là một tổn thất lớn đối với giới sáng tác" – NSND Lệ Thủy bày tỏ.

Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền - Ảnh 3.

NSND Thanh Tuấn và soạn giả Thanh Hiền trong chương trình vinh danh những sáng tác của ông

Là người nghệ sĩ vừa tay đàn, tay viết và là chiến sĩ từng cầm súng chiến đấu, thủ pháp sáng tác của soạn giả Thanh Hiền đã được công chúng đón nhận, văn nghệ sĩ công nhận. Ông còn là nghệ nhân đờn kìm có hồn cuốn hút người nghe.

Năm 2014, ông được mời tham gia Hội đồng nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ Việt Nam.

Năm 2015, ông vinh dự được Nhà Nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú.

"Soạn giả Thanh Hiền là tấm gương cho thế hệ nghệ sĩ trẻ và tác giả noi theo về sự đam mê, dấn thân, để sáng tác, mang lại cho đời nhiều bài ca cổ, kịch bản hay. Nghệ sĩ chúng tôi mãi mãi nhớ về ông" – NSND Thanh Tuấn chia sẻ.

Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền - Ảnh 4.

Soạn giả Thanh Hiền và cây đờn kìm bền bỉ sáng tác suốt 45 năm

Sau quá trình tham gia cách mạng và sự cống hiến lĩnh vực sáng tác, nghệ sĩ Thanh Hiền được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng:

- Huân chương kháng chiến Chống Mỹ Hạng nhì.

- Huân Chương Chiến Sĩ Giải phóng hạng nhất.

- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Và các giải thưởng về sáng tác:

- Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1963.

- Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Thông năm 2002.

- Giải thưởng VHNT Xuân Hồng Tây Ninh năm 2013.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo