xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến lược đưa tranh mỹ thuật Việt ra thế giới

Thanh Hiệp

Tác phẩm mỹ thuật Việt Nam lâu nay ra thế giới chỉ trông cậy vào yếu tố may rủi nhưng bây giờ, ngành mỹ thuật Việt Nam sẽ có hẳn chiến lược quảng bá

Triển lãm tranh mỹ thuật của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay diễn ra từ ngày 6 đến 15-8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, TP Hà Nội), do do Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức, nhằm khẳng định vị thế của ngành mỹ thuật đương đại Việt Nam, mở đầu hành trình đưa sản phẩm đạt chất lượng nghệ thuật đến các nước trong khu vực và khắp nơi trên thế giới. Đây được xem là chiến lược quảng bá hội họa đương đại Việt Nam ra các nước trên thế giới.

Chủ động tạo thương hiệu

Trên thực tế, con đường để các tác phẩm hội họa đi từ trong nước ra với thế giới trông khó mà dễ. Bởi, thế hệ họa sĩ Đông Dương đã trưng bày tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ở Paris những năm 1930. Đó có thể nói là thời kỳ phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Như thế, tranh của Việt Nam đã được quốc tế hóa từ thời điểm đó. Theo họa sĩ Vi Kiến Thành, nguyên Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm, giám tuyển của cuộc triển lãm ý nghĩa này, ban tổ chức có 2 tiêu chí để chọn tác giả tham gia triển lãm: có tác phẩm tốt, có dấu ấn cá nhân và bán được nhiều tác phẩm, có vị trí trên thị trường mỹ thuật trong và ngoài nước.

Theo ông Vi Kiến Thành, việc lựa chọn họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam và có lượng tranh tiêu thụ trên thị trường mạnh là cách quảng bá mỹ thuật đương đại với thị trường quốc tế. Nhiều ý kiến tranh luận về tên gọi "họa sĩ hàng đầu", "họa sĩ thị trường" khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái. Nhưng đã đến lúc phải chủ động tạo thương hiệu cho mỹ thuật Việt, từ đó đặt nền tảng cho hành trình đưa tranh Việt ra thế giới.

Theo các nhà chuyên môn ngành mỹ thuật, chính tâm lý rụt rè đã không tạo được cơn sóng lớn cho mỹ thuật Việt Nam ra biển cả. Cần thay đổi cách nhìn khi mỹ thuật Việt Nam đang phát triển sâu rộng, hòa cùng dòng chảy của mỹ thuật thế giới.

Chiến lược đưa tranh mỹ thuật Việt ra thế giới - Ảnh 1.

Một số tác phẩm trong triển lãm của 19 họa sĩ đương đại diễn ra tại TP Hà Nội Ảnh: THÁI THƯ

Vài năm qua, các họa sĩ Việt ra nước ngoài tổ chức triển lãm, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, đưa tác phẩm của mình đến với công chúng quốc tế và bán được tác phẩm hay tác phẩm của họ có nhiều nhà sưu tầm nước ngoài mua nhưng đó đều là những nỗ lực của cá nhân chứ chưa có chiến lược mang tầm quốc gia.

"Qua rồi cái thời mạnh ai nấy làm, mỹ thuật Việt Nam phải nghĩ đến xu thế chung trên toàn cầu là quảng bá diện mạo của mỹ thuật quốc gia, tăng cường giao lưu mỹ thuật và học hỏi với các nước không chỉ về cách tiếp cận thị trường mà ở cả công tác bảo quản, lưu trữ, đấu giá..." - họa sĩ Trang Phượng nhấn mạnh.

Trông người, sửa ta

Năm qua, có 5 họa sĩ Việt - gồm Nguyễn Thị Huệ, Tô Trần Bích Thúy, Hoàng Thanh Phong (Huế), Ngô Đoàn Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (TP HCM) - cùng 1 họa sĩ người Pháp gốc Việt là Võ Thị Ngọc Tiền đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế triển lãm mỹ thuật đương đại rất thành công.

Họ đã tạo góc nhìn khác nhau về sự đa dạng và phong phú khi quảng bá về diện mạo mới của mỹ thuật đương đại Việt mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn, chuyến đi đó đã đúc kết được nhiều điều thú vị cho hành trình đưa tranh mỹ thuật Việt ra thế giới.

Chuyến đi giúp các họa sĩ hiểu được sở thích của người yêu tranh nơi đây, mở ra cơ hội giao lưu, kết nối với các họa sĩ ở châu Âu.

Theo họa sĩ Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP HCM, nếu sơn dầu và acrylic chúng ta phải học hỏi châu Âu thì lụa và sơn mài lại là thế mạnh của họa sĩ Việt Nam. Do vậy, chính sự học hỏi, giao lưu sẽ tăng cường sức quảng bá, tạo cho thị trường hội họa trong nước phát triển.

Theo họa sĩ Nguyễn Thị Huệ, điều khiến chị thích thú qua chuyến đi là học hỏi được những cách thức tổ chức hay, chẳng hạn các họa sĩ được tạo không gian để vẽ tranh trực tiếp, bên cạnh các nghệ sĩ biểu diễn hòa tấu âm nhạc... Với mô hình nghệ thuật đường phố kết hợp hội họa, chị tin rằng khi dịch bệnh qua đi, Huế và TP HCM có thể áp dụng vì 2 TP đều có đội ngũ họa sĩ, nghệ sĩ trình diễn chuyên nghiệp.

Họa sĩ Phạm Hà Hải (SN 1974, tại Hà Nội), từng đoạt nhiều giải thưởng và có tranh xuất hiện ở nhiều quốc gia, nói: "20 năm nay, Việt Nam hội nhập khá mạnh mẽ nhưng dường như dấu ấn mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, các quốc gia như Singapore, Indonesia, Thái Lan... đã vượt lên. Vai trò của tổ chức chuyên nghiệp mang dấu ấn Việt Nam phải do nhà nước khởi xướng. Không thể ra quốc tế chỉ nhờ vào may mắn, ngẫu nhiên" - họa sĩ Phạm Hà Hải nói.

Một việc phải làm, theo các nhà chuyên môn, là bằng con đường ngoại giao và giao lưu văn hóa, Việt Nam cần chủ động thành lập các văn phòng giao dịch mỹ thuật Việt tại các quốc gia có mức tiêu thụ cao, để tranh Việt tiếp cận thị trường phân phối một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Trên thế giới, việc mua bán tranh ở hội chợ là một hoạt động rất chuyên nghiệp, có nguyên tắc và luật chơi; là cơ hội cho cả nhà môi giới, đầu tư kinh doanh cũng như họa sĩ kết nối với nhau. Vai trò của các Art fair - hội chợ nghệ thuật - rất quan trọng. Muốn có thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế cần phải tạo được mạng lưới kết nối họa sĩ và người sưu tầm.

Nhiều năm qua, một vài gallery có năng lực thẩm định chất lượng nghệ thuật trong nước đã chết yểu vì thiếu nội lực. Một vài gallery tại TP HCM được duy trì dựa vào sự nỗ lực cá nhân.

Họa sĩ Trang Phượng cho rằng hành trình đưa tranh Việt ra thế giới cần phải chủ động xây dựng thị trường tầm khu vực. Việt Nam cũng phải tổ chức thường xuyên hội chợ mỹ thuật quốc tế và có chính sách về thuế ưu đãi cho hoạt động này. Trên hết là cần có bảo tàng nghệ thuật đương đại với những triển lãm định kỳ hằng năm, mời các quốc gia tham dự, từ đó kích thích sáng tác mỹ thuật đương đại Việt Nam. 

Những tác giả, tác phẩm có dấu ấn

19 họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật Việt Nam được ban tổ chức chọn tham gia triển lãm lần này, gồm: Đặng Xuân Hòa, Bùi Hữu Hùng, Lê Thanh Sơn, Đinh Quân, Thành Chương, Trần Lưu Hậu, Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Phạm Luận, Phạm An Hải, Vũ Đình Tuấn, Hồng Việt Dũng (Hà Nội); Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Hứa Thanh Bình, Lê Kinh Tài (TP HCM). Mỗi tác giả có 3 tác phẩm tham dự triển lãm, là các sáng tác mới hoặc sáng tác tự chọn, có dấu ấn.

Cuộc triển lãm này được xem là góp phần tạo ra xu hướng mới khi cân bằng yếu tố nghệ thuật và yếu tố thị trường trong tác phẩm mỹ thuật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo