xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Con đường gai nhọn" của Phạm Thùy Nhân

Ân Thông

Phạm Thùy Nhân cho rằng những gì mà ông có được ngày hôm nay là nhờ những hành vi mà thầy mình (Vũ Khắc Khoan) đã tác động vào cuộc đời ông, giúp cho ông nhận ra những giá trị nhân bản đích thực của nghệ thuật: giúp cho con người sống đẹp, nhân ái và bao dung...

Phạm Thùy Nhân được người trong giới và công chúng điện ảnh biết đến là nhà biên kịch có giọng điệu riêng trong dòng chảy của lịch sử điện ảnh Việt Nam thập niên 1980-1990, tiệm cận với ngôn ngữ điện ảnh tiến bộ của thế giới. Ông có hàng chục kịch bản điện ảnh dựng thành phim và hàng chục kịch bản phim truyền hình dài tập đã lên sóng truyền hình nhưng có lẽ để lại dấu ấn sâu đậm nhất là "Trò ảo thuật" (tên phim: "Gánh xiếc rong"; đạo diễn Việt Linh; Hãng phim Giải Phóng), "Dấu ấn của quỷ" (đạo diễn: Việt Linh; Hãng phim Giải Phóng), "Dòng đời" (phim truyền hình dài tập; đạo diễn: Lê Cung Bắc; TFS sản xuất)… "Gánh xiếc rong" được trao giải phim được khán giả yêu thích nhất tại LHP Quốc tế Nantes, Pháp, 1990, sau đó là một loạt những giải thưởng trong nước và quốc tế khác: Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ IX, 1990; Bằng khen của Ban Giám khảo UNICEF, LHP Quốc tế Berlin (Đức), 1990; Giải khán giả thiếu nhi LHP Quốc tế Uppsala (Thụy Điển), 1991; Giải thưởng lớn LHP Quốc tế Fribourg (Thụy Sĩ), 1992; Giải nhất LHP Quốc tế Phụ nữ Madrid (Tây Ban Nha), 1994... Phim "Dấu ấn của quỷ" đoạt Giải Đặc biệt (The Special Prize) của LHP châu Á - Thái Bình Dương tại Nhật (1993)…

Con đường gai nhọn của Phạm Thùy Nhân - Ảnh 1.

Bìa cuốn sách “Con đường gai nhọn”

Mới đây, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân kể lại con đường chông gai của cuộc đời mình từ khi bắt đầu là chàng sinh viên Viện ĐH Đà Lạt đến khi trở thành tác giả kịch bản nổi tiếng trong cuốn sách có tên "Con đường gai nhọn" (NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành tháng 9-2020). Có thể xem đây như mảng hồi ký về con đường văn nghiệp của Phạm Thùy Nhân nhưng được tác giả chắt lọc với ý đồ đúc kết trải nghiệm vừa mang tính nhân quả vừa cho thấy như số phận ông đã được an bài.

Đầu tiên là sự chọn lựa con đường học vấn. Theo tác giả, mong muốn của gia đình là ông sẽ thành bác sĩ nhưng ông thích văn học hơn vì "nó giúp con người vượt lên cái thân xác nặng trĩu để bay đến những tầng trời xanh ngắt!". Đó là nhân duyên đầu tiên. Khi học ở Viện ĐH Đà Lạt, ông lại có nhân duyên với Ban Kịch Thụ Nhân của học viện, trở thành diễn viên rồi đạo diễn của ban kịch sau đó. Mối quan hệ thầy - trò hiếm có mà ông đã trải qua thời sinh viên, cho tới bây giờ Phạm Thùy Nhân vẫn tin rằng đó là cuộc gặp gỡ định mệnh, đã xoay chuyển cuộc đời ông, mở ra cho ông những nhận thức sâu sắc về con người, về nghệ thuật, nhất là khám phá ra bản chất của kịch nghệ và thái độ của con người trước biên giới giữa mộng và thực tức kịch nghệ và triết học!

Sau năm 1975, ông trở về công việc đồng áng rồi có cơ may gặp nhà báo Huỳnh Bá Thành, được giới thiệu với đạo diễn Lê Dân. Duyên với điện ảnh của ông bén từ đây. Hai kịch bản đầu tay của ông được đạo diễn Lê Dân dựng thành phim điện ảnh: "Con mèo nhung" (1981), "Tiếng sóng" (1983).

Khi bước vào thế giới điện ảnh, ông thấy mình không còn đủ nhân duyên thực hiện giấc mơ làm đạo diễn kịch nghệ mà mình đã nuôi dưỡng từ thời sinh viên và quyết định chuyển hướng vào thế giới của những con chữ, với kịch bản điện ảnh đầy sóng gió đầu tiên: "Trò ảo thuật" (Gánh xiếc rong, 1987). Sau đó đến "Dấu ấn của quỷ", "Dòng đời"…

Nhà phê bình điện ảnh Sâm Thương từng viết: "Với niềm say mê lạ lùng - và hình như còn là nghiệp dĩ - Phạm Thùy Nhân lăn xả vào trang giấy một cách không đắn đo, không tính toán trước bao nhiêu cản ngại, khó khăn đặt ra bởi xã hội, bởi định chế cho mỗi tác phẩm của anh. Và qua những bộ phim được thực hiện bởi chính những kịch bản này, chúng ta phần nào thấy được cái thế giới và những vấn đề anh đặt ra, những thông điệp mà anh muốn gửi đến người xem. Trong cảm nhận đó, theo tôi, những kịch bản điện ảnh mà Phạm Thùy Nhân đã viết luôn phản ánh sự trung thực của chính tác giả muốn đưa chúng ta ra khỏi những tình cảm, những cảm giác buồn tẻ để đến với những tư duy sâu sắc hơn về ý nghĩa cuộc sống, về thân phận con người và giá trị của con người trong cộng đồng mà anh đang sống, đã trải qua...".

Phạm Thùy Nhân cho rằng những gì mà ông có được ngày hôm nay là nhờ những hành vi mà thầy mình (Vũ Khắc Khoan) đã tác động vào cuộc đời ông, giúp cho ông nhận ra những giá trị nhân bản đích thực của nghệ thuật: giúp cho con người sống đẹp, nhân ái và bao dung...

Điều đó khiến ông càng vững tin rằng mình đã hành động đúng: "Nghệ thuật luôn luôn và mãi mãi là niềm an ủi và khích lệ con người, nâng nó dậy khi nó tuyệt vọng và chỉ ra cho nó đâu là sự thật giữa cuộc đời tăm tối!".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo