xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện ảnh Việt: Thời của thương hiệu

MINH KHUÊ

Số lượng phim thắng hiếm hoi so với số lượng phim thua lỗ, đang là hiện tượng được quan tâm ở thị trường điện ảnh Việt đầu năm 2021

Phim "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" ra rạp từ ngày 25-12-2020 nhưng đến 24-1-2021 vẫn trụ rạp với doanh thu lớn. Trong khi đó, các phim: "Võ sinh đại chiến", "Cậu vàng", "Sám hối" doanh thu thấp, phim "Em là của em" không tạo đột phá.

Sự quen thuộc, gần gũi

Khán giả Việt đã có nhiều sự thay đổi kể từ sau đại dịch Covid-19 nhưng thực trạng hiện tại cho thấy đến lúc nhà sản xuất phải nỗ lực hơn nữa trong hành trình chinh phục khán giả.

Trong số các phim Việt ra rạp vào dịp cuối năm 2020 và đầu năm 2021 chỉ có phim "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" thắng đậm. Phim đạt cột mốc 100 tỉ đồng sau 25 ngày ra rạp. Theo thống kê từ trang Box Office Việt Nam, "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" giữ tốp 2 doanh thu trong ngày 24-1 (số liệu tham khảo, thống kê đến trưa 24-1). Sức hút của phim này hiện tại chỉ đứng sau tác phẩm lãng mạn, hài Thái Lan "Lừa đểu gặp lừa đảo".

Nhiều người trong giới nhận định, phim do Võ Thanh Hòa đạo diễn, Thu Trang đóng chính cùng dàn diễn viên quen thuộc là Tiến Luật, Kiều Minh Tuấn, Anh Tú, La Thành…, sẽ còn tăng doanh thu thời gian tới.

"Phim "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" đã có sẵn thương hiệu từ web-drama (phim chiếu mạng) và cũng đạt được thành công doanh thu nhất định ở phiên bản điện ảnh phần 1 với hơn 60 tỉ đồng. Phim có sẵn lượng khán giả riêng và khi nghe thông tin phần 2 thì họ sẽ tiếp tục ra rạp thưởng thức mà không cần phải chờ đợi hiệu ứng truyền miệng xác định chất lượng.

"Đi theo đường dây câu chuyện nối tiếp cùng các nhân vật có sẵn, về kịch bản, phần 2 thể hiện sự tiến bộ nhiều so với phần 1 dù vẫn có điểm trừ. Phim truyền được thông điệp tình cảm anh em, sự tin tưởng lẫn nhau. Tôi nghĩ, thương hiệu đã có từ trước tạo được niềm tin nơi khán giả là một trong những yếu tố giúp phim thắng doanh thu" - biên kịch Thanh Hương chia sẻ.

Đồng quan điểm, biên kịch kiêm đạo diễn Kay Nguyễn nhận định nguồn phim rạp Việt lâu nay ước tính khoảng hơn 80% từ thị trường Mỹ và phim Việt khoảng 10% trong số 20% còn lại. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 không còn các phim "bom tấn" đã có sẵn thương hiệu lâu nay, khán giả có xu hướng lựa chọn những gì quen thuộc, gần gũi như đạo diễn quen thuộc, ê-kíp quen thuộc, phim đã có thương hiệu, đề tài quen thuộc…

"Sau giai đoạn giãn cách, tôi thấy khán giả vẫn muốn ra rạp giải trí nhưng họ tập trung chọn lựa sự an toàn chứ không phải phá cách, mới lạ mà chưa kiểm chứng được chất lượng. Minh chứng thấy rõ là phim có ê-kíp danh tiếng như "Tiệc trăng máu" với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, dàn diễn viên nổi tiếng lại khai thác đề tài xoay quanh điện thoại di động quá quen thuộc với mọi người; phim "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" có lượng người hâm mộ riêng đều thắng doanh thu thời gian gần đây" - đạo diễn Kay Nguyễn nhận định.

Điện ảnh Việt: Thời của thương hiệu - Ảnh 1.

Phim “Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử” thắng lớn. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Câu chuyện hấp dẫn là... thắng

Bên cạnh giá trị thương hiệu, sự quen thuộc, hiệu ứng truyền miệng góp phần giúp phim đi đường dài, trụ rạp lâu hơn. Tuy nhiên, để có được hiệu ứng truyền miệng, ngoài hoạt động quảng bá tích cực, nhiều người trong giới cho rằng chất lượng kịch bản, một câu chuyện thuyết phục là yếu tố quan trọng nhất. Khán giả sau khi xem, họ ấn tượng bởi câu chuyện được kể thì chắc chắn sẽ giới thiệu với bạn bè và lượng người xem sẽ tăng dần.

Hầu hết các phim Việt "thua đau" thời gian gần đây là những tác phẩm có sự đầu tư, có tâm huyết nhưng lại vướng phải vấn đề kịch bản chất lượng chưa cao, còn nhiều sạn. Phim "Cậu vàng" ngoài những tranh cãi trái chiều xoay quanh việc chọn chó Shiba của Nhật Bản vào vai "Cậu vàng" còn mất điểm ở kịch bản tham lam dẫn đến thiếu chiều sâu, dài dòng mà chẳng đến nơi đến chốn.

Phim "Sám hối" được nhà sản xuất công bố đầu tư 50 tỉ đồng nhưng kịch bản có nhiều chi tiết vô lý, tâm lý nhân vật phát triển thiếu thuyết phục. Trước đó, Charlie Nguyễn cũng thừa nhận phim "Người cần quên phải nhớ" do anh làm nhà sản xuất, Đức Thịnh đạo diễn thất bại doanh thu vì chưa kể được câu chuyện chạm đến trái tim của khán giả, chưa khiến khán giả vỡ òa về cảm xúc, khóc cười cùng nhân vật.

"Gần đây, phim Việt thường trong tình trạng hoặc trăm tỉ đồng hoặc lỗ nặng chứ không còn như trước là dù bị chê nhưng được ra rạp vẫn thu hồi chút ít bù đắp kinh phí sản xuất. Điều này cho thấy khán giả đã có sự chọn lựa kỹ lưỡng và không còn xem thử cho biết như trước, đòi hỏi nhà sản xuất phải nỗ lực nâng cao chất lượng phim để chinh phục khán giả" - đạo diễn Kay Nguyễn nói.

Hầu hết người trong giới cho biết không có công thức nào cho phim trăm tỉ đồng cũng như dự đoán phim nào thắng, phim nào thua. Thị hiếu khán giả cũng không dừng lại ở một xu hướng nào vì xu hướng thay đổi liên tục mà phim cần thời gian dài để chuẩn bị, khó bắt kịp xu hướng. Vì thế, nếu đã không có lợi thế thương hiệu, khai thác yếu tố quen thuộc, gần gũi thì điều cần thiết là phải kể được câu chuyện hay, thuyết phục.

Thị hiếu khán giả khó đoán nhưng phim là một câu chuyện được kể hay, thuyết phục sẽ thu hút khán giả bất kể thể loại nào.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo