xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa phim lên mạng

Minh Khuê

Đây là quyết định táo bạo nhưng được cho là hợp lý trong thời điểm dịch bệnh kéo dài, hoạt động chiếu phim truyền thống gần như bị tê liệt

Khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu kết thúc, rạp chiếu phim ở nhiều quốc gia phải đóng cửa, nhà sản xuất, phát hành buộc phải đổi mới phương thức chiếu phim bằng cách khai thác trên các nền tảng số thay vì chờ đợi hệ thống rạp hoạt động trở lại.

Đổi phương thức phát hành

Không chỉ đưa các phim điện ảnh đã chiếu rạp gần đây lên nền tảng số có thu phí, như một cách chống thất thu, các hãng sản xuất lớn còn quyết định đưa cả phim mới toanh, chưa từng phát hành ở các rạp lên mạng. Đây là quyết định táo bạo nhưng được cho là hợp lý trong thời điểm dịch bệnh kéo dài, hoạt động chiếu phim truyền thống gần như bị tê liệt.

Ngoài một vài phim "bom tấn", vốn đầu tư hàng trăm triệu USD: "Hoa Mộc Lan", "James Bond: No time to die", "Quá nhanh quá nguy hiểm 9"..., chỉ có thể chiếu rạp mới mong thu hồi vốn, buộc nhà sản xuất phải dời lịch chiếu, các phim khác đang được phía sản xuất, phát hành chuẩn bị đưa lên nền tảng số hóa có thu phí để khai thác.

Từ ngày 3-4, khán giả được thưởng thức phim hành động, lãng mạn "The Lovebirds" trên Netflix. Đây là phim điện ảnh đầu tiên được nhà sản xuất quyết định đưa thẳng lên nền tảng số hóa, bỏ qua bước chiếu rạp. Nếu phim này thành công, sẽ là động lực cho các nhà sản xuất quyết định phát hành qua mạng hàng loạt tác phẩm khác. Ngày 10-4, phim "Trolls World Tour" - tác phẩm hoạt hình phù hợp với các gia đình, cũng được khai thác song song giữa rạp và nền tảng số hóa. Nghĩa là phim được chiếu ở những nơi còn hệ thống rạp hoạt động cùng lúc với nền tảng số có thu phí.

Đưa phim lên mạng - Ảnh 1.

Phim “The Lovebirds” phát hành thẳng lên mạng mà không qua rạp. (Ảnh lấy từ Paramount Pictures)

Những phim đang chiếu rạp nhưng buộc phải ngừng lại vì đại dịch như "Bloodshot" cũng được hãng Sony vội vã đưa lên mạng và các dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu (VOD - Video on demand) từ ngày 24-3 nhằm cứu vãn doanh thu.

"Bloodshot" với vốn đầu tư 45 triệu USD, chỉ kịp thu 26,1 triệu USD, còn khoảng cách quá xa để hòa vốn. Ngoài ra, hàng loạt các phim đã ra rạp trước đó: "Frozen 2", "Onward", "Emma", "The Invisible Man", "The Hunt", "The Way Back", "Birds of Prey", "Sonic the Hedgehog"... cũng đã được đưa lên nền tảng số hóa và VOD mà không cần chờ đến 90 ngày (3 tháng) như truyền thống. Khán giả hiện chỉ cần trả phí từ 18-20 USD cho các nền tảng mạng Netflix, Amazon’s Prime Video, Apple TV Plus, Google Play, YouTube, Fandango, Vudu... sẽ có 48 giờ thưởng thức nhiều phim mới. Trước đó, khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, một số phim điện ảnh: "Lạc lối ở Nga", "Phi long quá giang" cũng được phát hành trên mạng.

Ở thị trường phim Việt, các hãng phát hành không có kế hoạch đưa phim mới lên mạng khi rạp tạm đóng cửa. Họ cho biết do phía sản xuất bán bản quyền là để chiếu rạp chứ không chiếu trên các nền tảng khác. Đối với phim Việt, hoàn toàn có thể được đưa lên nền tảng số thu phí sớm hơn bình thường nếu nhà sản xuất đạt thỏa thuận mua bán bản quyền cùng các nền tảng này. Phim "Pháp sư mù" đang được chiếu trên Fim+ từ ngày 27-3 sau 6 tháng ra rạp.

Thách thức và cơ hội

Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến nền điện ảnh toàn thế giới. Nhiều chuyên gia dự tính Hollywood thiệt hại 20 tỉ USD và con số này còn tăng lên nếu dịch bệnh vẫn kéo dài. Nhiều dự án đang sản xuất phải ngừng lại do các trường quay không an toàn. Hiệp hội chủ sở hữu các rạp chiếu phim, rạp hát Mỹ kêu gọi chính phủ nước này phê duyệt bảo lãnh cho vay để giúp họ trang trải chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên và những việc khác.

Ở Việt Nam, các cụm rạp đều tạm đóng cửa ở giai đoạn quyết liệt chống dịch. Ông Nguyễn Quốc Khánh, phụ trách truyền thông của CGV, cho biết: "Với những nhân viên làm việc bán thời gian, chúng tôi cho tạm nghỉ giai đoạn này. Với nhân viên toàn thời gian, họ được sắp xếp mỗi ngày làm việc một ca để vệ sinh rạp, kháng khuẩn, đón tiếp các đoàn kiểm tra nếu có".

Tình huống hiện tại bắt buộc ngành công nghiệp điện ảnh thế giới có bước chuyển đổi mạnh mẽ sang phương thức phân phối thông qua nền tảng số. "Covid-19 sẽ mở rộng khoảng cách giữa người tụt hậu và dẫn đầu trong quá trình chuyển sang phương thức phân phối kỹ thuật số và mô hình kinh doanh phi truyền thống. Các dịch vụ OTT (thuật ngữ để chỉ các ứng dụng và các nội dung như âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng mạng) tăng mạnh" - nhà đầu tư Matthew Ball nói trên Hollywood Reporter.

Nhiều nhận định của giới chuyên môn cho rằng dịch bệnh Covid-19 thách thức hệ thống phát hành phim truyền thống nhưng mở ra cơ hội cho hình thức phát hành phim thông qua các nền tảng số hóa. Đến rạp xem phim hay xem phim tại nhà lâu ngày cũng thành thói quen. Thị trường phim trên nền tảng số sẽ ngày càng được mở rộng, khán giả xem phim qua các nền tảng này sẽ tăng lên giúp cho nhà sản xuất mở rộng nguồn thu ở thị trường này. Đây cũng là xu thế phát triển của ngành điện ảnh thế giới mà Netflix đang tiên phong. 

Sử dụng nền tảng trực tuyến tăng hơn 60%

Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, dù không công ty nào muốn hưởng lợi từ đại dịch nhưng lượng người sử dụng các nền tảng trực tuyến đang tăng hơn 60% trong mùa dịch. Công ty Verizon cũng cho biết các dịch vụ chơi game trực tuyến tăng đến 75%. Nhu cầu mạng ở châu Âu tăng cao đến mức các quan chức chính phủ ở đó yêu cầu Netflix, Amazon, Apple và Disney giảm chất lượng đường truyền phát để giảm tải cho hệ thống mạng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo