img
[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 1.


[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 2.
img

im Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924, tại Chiết Giang - Trung Quốc, trong gia tộc khoa bảng danh giá. Ông thông minh, lanh lợi. Từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp và mê đắm bộ truyện "Hoàng Giang nữ hiệp" của Cố Minh Đạo.

[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 4.

Kim Dung (bìa trái) chụp với bạn bè năm 1953. Ảnh: tư liệu

Kim Dung có sách xuất bản đầu tiên năm 15 tuổi, đó là cuốn cẩm nang luyện thi do chính ông biên soạn, mang đến phần nhuận bút hậu hĩnh nhờ bán chạy. Về sau, ông viết truyện với thể loại châm biếm và nó gây ra không ít rắc rối. 

[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 5.

Kim Dung

Tác phẩm đầu tiên của Kim Dung ở thể loại tiểu thuyết võ hiệp là "Thư kiếm ân cừu lục" được đăng trên Hương Cảng tân báo năm 1955. Từ đó đến khi gác bút năm 1972, ông viết 15 bộ tiểu thuyết đồ sộ, quy tụ một lượng lớn nhân vật, tạo ra thế giới giang hồ kỳ ảo chinh phục không chỉ độc giả Trung Quốc mà độc giả cả thế giới.

Dù có sự nghiệp lừng lẫy nhưng cuộc sống riêng tư của nhà văn Kim Dung khá nhiều thăng trầm. Ông có tất cả ba người vợ: thiếu nữ khuê các Đỗ Trị Phân, nữ phóng viên năng động Chu Mai, nữ phục vụ Lâm Lạc Di và bốn người con (hai trai, hai gái). Cả bốn người con đều do Chu Mai sinh và không ai theo nghiệp cha. 

Cuộc hôn nhân đầu tiên mang đến cho Kim Dung nỗi đau bị phản bội vì chỉ chuyên tâm vào sự nghiệp viết lách, xao nhãng vợ trẻ. Tình cảm rạn nứt, cả hai ly hôn.

[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 6.

Trong cuộc hôn nhân thứ hai, Kim Dung và Chu Mai đồng cam cộng khổ gây dựng Minh Báo. Cả hai có với nhau đến 4 người con nhưng lại không đi đến cuối con đường. Kim Dung gắn bó và cưới Lâm Lạc Di - một nữ phục vụ và cũng là người hâm mộ tiểu thuyết võ hiệp của ông. Chu Mai vẫn ở một mình sau ly dị và cuối đời ra đi trong sự cô độc. Bà cũng là người mà Kim Dung cảm thấy có lỗi nhất, thường gửi lời xin lỗi mỗi khi nhắc đến trên truyền thông. Có lần, ông nói: "Tôi có lỗi với bà ấy! Tôi là một người chồng thất bại. Bà ấy qua đời, tôi rất đau lòng".

Bên cạnh chuyện tình duyên lận đận, Kim Dung còn mang nỗi đau lớn khi con trai cả là Tra Truyền Hiệp tự tử. Đây là người con ông tự hào với danh hiệu "thần đồng văn học", từng được kỳ vọng là người nối nghiệp viết lách của cha. Con trai ông tự tử ở tuổi 19 sau tranh cãi với bạn gái là vết thương lòng chưa bao giờ nguôi ngoai với Kim Dung.

Những người con còn lại của Kim Dung đều thành đạt, hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực, hội họa và làm báo.

Tác phẩm của Kim Dung đa dạng và ngồn ngộn kiến thức kim cổ. Trong đó, những nhân vật nhiều tính cách, từ đa tình lãng tử tới đểu cáng, giả trá; từ quân tử đến tiểu nhân. Nhiều nhân vật trở thành biểu tượng, nhắc là giới mê tiểu thuyết võ hiệp phải nhớ đến: Đông Tà, Tây Độc, Kiều Phong, Trương Vô Kỵ, Quách Tĩnh, Dương Quá...

[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 8.
[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 9.
img

ác phẩm tập trung vào nhân vật Kiều Phong và sau này là Tiêu Phong, một đại anh hùng võ công cao cường nhưng luôn mâu thuẫn khi biết mình là người Khiết Đan. Bên cạnh Kiều Phong là Hư Trúc và Đoàn Dự. Bộ ba có số phận riêng với ân, oán tình thù khác nhau nhưng có điểm chung là lòng nhân hậu, tinh thần trượng nghĩa. Truyện có bối cảnh thời Tống Triết Tông, giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy, các Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính nhau. Tác phẩm xuất bản năm 1963 này được chuyển thể sang phim ít nhất 8 lần.

img
img

Thiên Long Bát Bộ chuyển thể thành phim (phiên bản 1996 và 2003)


[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 12.
img

ruyện lấy bối cảnh Nam Tống, thời điểm quân Mông Cổ lớn mạnh, đe dọa an nguy của nhiều quốc gia lân cận. Nhưng thời cuộc chỉ làm nền cho những câu chuyện tình yêu vượt qua lễ giáo, vượt cả định kiến xã hội thời đó của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Cả hai là sư đồ nhưng lại yêu nhau thắm thiết, bất chấp mọi khó khăn, tang thương, một kết cuộc đẹp cho những người hữu tình là một trong những lý do khiến tác phẩm được yêu thích.

img
img

[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 15.

Kim Dung chụp ảnh cùng dàn diễn viên Thần điêu đại hiệp phiên bản đầu tiên.


[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 16.
img

ruyện ra mắt năm 1961, xoay quanh cuộc tình giữa Trương Vô Kỵ và bốn bóng hồng đa hương, đa sắc. Xuyên suốt tác phẩm, giang hồ tranh giành nhau hai báu vật là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm vốn do Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn để cất giấu bí kíp võ công Cửu Âm chân kinh.

Ngoài tình yêu nam nữ, truyện cũng nói đến tình yêu đất nước cùng nhiều âm mưu, thủ đoạn khác của chốn giang hồ. Truyện được chuyển thể thành phim hơn 10 lần.

img
img

Tô Hữu Bằng vai Trương Vô Kỵ và Trần Tú Lệ vai Tiểu Chiêu trong phim Ỷ thiên đồ long ký.



[eMagazine]- Cuộc đời thăng trầm của “Võ lâm minh chủ” Kim Dung - Ảnh 19.
img

ác phẩm xoay quanh Lệnh Hồ Xung, một lãng tử nghĩa khí, hết lòng vì đồng môn nhưng lại hết lần này đến lần khác bị cuốn vào những âm mưu, thủ đoạn khác nhau. Cuối cùng, qua bao sóng gió, Lệnh Hồ Xung cũng tìm được hồng nhan tri kỷ của đời mình bên Nhậm Doanh Doanh.

img
img

Tiếu ngạo giang hồ cũng có nhiều phiên bản chuyển thể sang phim.

Một kiếm khách chính đạo kết duyên cùng mỹ nhân ma đạo nhưng họ vẫn hạnh phúc với sự chọn lựa của mình. Tư tưởng không gò bó này, chính phải ra chính và tà phải ra tà khiến khúc tiếu ngạo giang hồ do Lưu Chính Phong phái Hành Sơn và Khúc Dương của Ma giáo diễn tấu trở thành kỳ khúc ấn tượng trong giới giang hồ.

Minh Khuê - Thanh Liêm
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên