xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 200 năm chưa thấu hết chữ nghĩa của Nguyễn Du

Bài và ảnh: Chung Bảo

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du (1820-2020), tối 20-6 tại salon Cà phê Thứ Bảy đã diễn ra buổi tọa đàm về "Truyện Kiều" với chủ đề "Kiều và cái hồng nhan" qua phần diễn thuyết của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và nhà giáo dục Bùi Trân Phượng.

"Kiều và cái hồng nhan" dù tập trung vào ba "cái hồng nhan" của "Truyện Kiều" là Thúy Kiều, Thúy Vân, Hoạn Thư qua việc đi sâu vào phân tích những lần "mượn rượu" của ba nàng để chỉ ra cái tài, cái tình trong chữ nghĩa của Nguyễn Du và lý giải vì sao đã hơn 200 năm từ ngày Nguyễn Du mất, "Truyện Kiều" vẫn hiện hữu như quốc bảo của văn học nghệ thuật dân tộc, cũng như nhân loại.

Để dẫn chứng cho khẳng định trên, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu mang đến tọa đàm quyển sách "Masterpieces of Non-Western World Literature" (tạm dịch: "Những bậc thầy không-phải-phương-Tây của văn học thế giới") của tác giả Thomas L. Cooksey. Trong sách, Cooksey đã không ngại ngần gọi: "Kiều là nhân loại". Chính điều đó "Truyện Kiều" vượt lên trên những định kiến trong nhìn nhận về tác phẩm cũng như tư tưởng của Nguyễn Du để được toàn thế giới ca ngợi. Dù cho đến nay chưa có dịch giả nào diễn tả được cái thâm sâu trong ngôn ngữ của Nguyễn Du mà nói như ông Nhật Chiêu: Ngôn ngữ Nguyễn Du là "sơn cùng thủy tận", một chữ mang nhiều hàm ý, mỗi chữ lại phản hưởng nhau.

Hơn 200 năm chưa thấu hết chữ nghĩa của Nguyễn Du - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi tọa đàm về “Truyện Kiều”

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu dẫn chứng: ví như câu "Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa". Trong đó "âu" vừa là "âu yếm" cũng có thể là "âu lo" và "âu là". Khiến cho câu thơ tưởng chừng đơn giản mà hàm ẩn nhiều nghĩa khác nhau.

Trở lại với chủ đề chính của buổi tọa đàm là "cái hồng nhan". Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu bên cạnh những phân tích về hình tượng Thúy Kiều, còn cho khán giả một góc nhìn mới về các nhân vật Thúy Vân và Hoạn Thư. Khiến cho những định kiến gò bó trong sách giáo khoa trước đây bỗng chốc được thay bằng những nhìn nhận thấu đáo. Những nhận định này không phải dựa vào những lời nói suông mà có dẫn chứng trực tiếp từ văn bản "Truyện Kiều", đi vào từng câu, từng chữ, để thấy cái tinh tế uyên áo trong chữ nghĩa của Nguyễn Du.

Đi vào tính dân tộc trong "Truyện Kiều", nhà giáo dục Bùi Trân Phượng dẫn chứng tác phẩm chẳng những không mang nặng tư tưởng Nho giáo như nhiều người khẳng định, trái lại thông qua nhân vật Thúy Kiều, tác phẩm đã chỉ ra truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong đau khổ tận cùng luôn luôn tìm cách thoát ra được khỏi hoàn cảnh của mình, mà không nhờ một bóng đàn ông nào hết. Chính vì thế nên dù thừa nhận chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nhưng có hai thứ người Việt không bao giờ chấp nhận đó là tục bó chân phụ nữ và giết các bé gái sơ sinh. Đó còn là truyền thống, tập quán trong đời sống tình cảm và rất khoan dung.

Qua hơn 3 giờ cử tọa nghe trình bày về một tác phẩm tưởng chừng quen thuộc mà vẫn luôn mới mẻ mỗi khi nói về. Điều đáng ngạc nhiên là đa phần những người tham dự là người trẻ, thậm chí có cả học sinh trung học. Tất cả đều say sưa lắng nghe và tranh luận cũng thẳng thắn, sôi nổi. Điều này khẳng định sức sống bền bỉ của ngôn ngữ dân tộc. Cũng như "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du đã, đang và sẽ tiếp tục chinh phục người đọc mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo