xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi giá trị âm nhạc được khẳng định

Thùy Trang

Khi nghệ sĩ không bị dẫn dắt bởi hiệu ứng đám đông, họ sẽ sáng tạo những tác phẩm có chất lượng, được công chúng đón nhận

Hai ca khúc "Hoa nở không màu" và "Buồn làm chi em ơi" (sáng tác: Nguyễn Minh Cường) qua tiếng hát của ca sĩ Hoài Lâm đang chiếm vị trí đầu trên Top Trending của YouTube Việt Nam, với lượt người xem nghe đang cán mức 90 triệu. Gọi là MV vì phát trên YouTube nhưng thực chất hình ảnh chỉ là nhạc sĩ ôm guitar đệm cho ca sĩ hát để có hình ảnh. Chẳng có gì câu view ở đây ngoài giá trị âm nhạc được khẳng định.

Tín hiệu xanh

Thành tích của "Hoa nở không màu" và "Buồn làm chi em ơi" của Hoài Lâm khiến người trong giới nhận ra những gì biểu hiện tiêu cực của thị trường âm nhạc thời gian qua chưa phải tuyệt vọng. Khi âm nhạc được đặt đúng vị trí của nó sẽ khẳng định giá trị. Nói một cách khác, Hoài Lâm đang gây sốt trở lại thị trường nhạc Việt bằng chính giọng hát của mình và bằng những ca khúc hay, mang đến các bảng xếp hạng những bài hit (ăn khách) thực sự có giá trị.

Tất nhiên, một vài sản phẩm có giá trị về âm nhạc góp vào như của Hoài Lâm - Nguyễn Minh Cường cũng chưa thể làm thay đổi gì nhiều xu hướng chạy đua làm MV 100 triệu view của ca sĩ hiện nay mà thực chất chỉ là những phim ngắn không có giá trị gì mấy về âm nhạc nhưng đã cho người làm nghề nhận ra tín hiệu xanh.

Khi giá trị âm nhạc được khẳng định - Ảnh 1.

Ca sĩ Hoài Lâm trình bày “Hoa nở không màu” và “Buồn làm chi em ơi” trong phòng thu thanh (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Thị trường âm nhạc Việt Nam chưa bao giờ phát triển khá bề bộn như hiện nay, không theo chuẩn mực hay thang giá trị nào, ca sĩ không cần hát hay, chỉ cần diễn giỏi và có được ý tưởng làm MV ăn khách. Đó là sự phát triển cực kỳ phi lý và khó chấp nhận, dù mọi thứ được lý giải bằng khái niệm "xu hướng", bởi thị trường băng đĩa bị thay thế bằng music video (MV), vị trí bảng xếp hạng bị áp chế bởi lượt view (lượt người xem), "ngôi sao" bị ấn định bởi tần suất xuất hiện trên vị trí đầu Top Trending trên YouTube Việt Nam thay vì chất lượng giọng ca như trước đây, còn ca khúc thì bị thay thế bởi câu chuyện kịch tính của MV…

Sắp xếp lại thang giá trị âm nhạc

Nếu trước đây, thành công của một giọng ca được tính bằng lượng album, chất lượng sản phẩm, sô diễn cháy vé thì nay, một giọng ca làng nhàng có thể thành ngôi sao sau một vài MV 100 triệu view. Điều đáng nói là các nhãn hàng dựa vào hiệu ứng tranh cãi hay thậm chí là xì-căng-đan tự tạo của ca sĩ nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông, công chúng để chọn mời làm đại sứ, đầu tư tài trợ làm sản phẩm MV. Giới chuyên môn nhận định chừng nào các nhãn hàng còn nắm quyền điều phối việc sản xuất các sản phẩm âm nhạc như MV thì sẽ còn những "ngôi sao" ca nhạc gây hoang mang cho đời sống âm nhạc. "Sản phẩm âm nhạc hiện nay không thuần tính nghệ thuật, tính âm nhạc. Đó là sự thật" - nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong nhận định.

Suy cho cùng, cốt lõi của một nền công nghiệp âm nhạc là tạo ra những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật, được công chúng đánh giá hay. Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh nói: "Không có album, rất khó để ca sĩ đóng đinh phong cách trong một khoảng thời gian nào đó. Ca sĩ đôi khi không nhìn ra được thực lực của mình nếu chỉ làm MV. Bởi sau tất cả, album mới là đẳng cấp, là thứ còn lại".

Thành công của Hoài Lâm cho thấy khi nghệ sĩ cho công chúng những tác phẩm âm nhạc hay sẽ được công chúng đón nhận. Nếu nghệ sĩ thực sự tỉnh táo, không còn chạy theo view một cách bất chấp, sẽ là lúc họ đặt tâm trí mình vào việc tìm kiếm giá trị về mặt nội dung. "Khi nghệ sĩ đi tìm giá trị nội dung và không bị dẫn dắt bởi hiệu ứng đám đông, họ sẽ sáng tạo nên những tác phẩm có chất lượng" - giới chuyên môn khẳng định.

Theo lý giải của giới chuyên môn, đa phần sản phẩm âm nhạc được phát hành miễn phí trên nền tảng số như YouTube hiện nay của ca sĩ Việt không phải là tác phẩm, nó nghiêng về xu hướng trở thành một sản phẩm hơn. Sản phẩm là để đóng gói đem bán, cho nghệ sĩ nhận được hợp đồng quảng cáo. Bản chất của những người nghệ sĩ thành công trong ngành này là hợp đồng quảng cáo nhiều, đi sự kiện cho nhãn hàng này, thương hiệu kia. Nhãn hàng đang là người trả tiền, không phải khán giả. Ai đang là người trả tiền cho nền công nghiệp ghi âm, ghi hình thì họ sẽ nắm quyền điều phối và tạo ra ảnh hưởng. Nếu khán giả là người trả nhiều tiền hơn, "cuộc chơi" này sẽ thuộc quyền khán giả. Khi đó, khán giả sẽ có quyền đòi hỏi chất lượng, còn nghệ sĩ cũng tập trung vào việc phục vụ khán giả bằng đam mê âm nhạc của mình. 

Ca sĩ được đánh giá qua album

Theo nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, ở thị trường âm nhạc thế giới, ca sĩ được đánh giá qua album. Làm album không hề khó. Nếu dành thời gian sáng tạo 6 tháng hay 1 năm, ca sĩ có album ngay. "Mỗi người có một lựa chọn và cách đi riêng. Nhưng tôi tin rằng nghệ sĩ phải có album. Đó là điều đúng đắn. Tôi ủng hộ việc làm album. Có thể thất bại nhưng sau này nhìn lại, họ sẽ có 5 album, 10 album, sự nghiệp của họ sẽ khác lắm. Lúc đó, họ mới thực sự là nghệ sĩ. Nếu họ chỉ có những bài hát đơn, MV thưa thớt cùng 5, 7 hợp đồng đại sứ thương hiệu thì giống như họ đang làm một công việc bình thường hơn là trở thành một nghệ sĩ" - nhạc sĩ Hải Phong nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo