xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó nhọc tìm diễn viên phim nhân vật có thật

Minh Khuê

Khán giả đòi hỏi diễn viên phải phù hợp với ngoại hình, trong khi ê-kíp sản xuất đề cao yếu tố diễn xuất khi chọn diễn viên cho nhân vật có thật trong tác phẩm của mình

Phim "Phượng khấu" gây tranh cãi trong công chúng về dàn diễn viên trong phim dù chưa lên sóng. Trong khi đó, tác phẩm "Em và Trịnh" đang dốc sức tìm kiếm các nhân vật đủ sức hóa thân thành Trịnh Công Sơn cùng những người đẹp xoay quanh ông. Các phim về nhân vật có thật bao giờ cũng khó khăn ở khâu tìm kiếm diễn viên. Với những phim có nhân vật mà công chúng đều biết rõ từ nhân dạng đến tính cách, tài năng sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

Tranh cãi trái chiều

Gần đây, phim "Phượng khấu" do đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh thực hiện, dự kiến lên sóng phần 1 gồm 8 tập trên ứng dụng POPS (ứng dụng xem phim bằng điện thoại di động, Smart TV và web pops.vn) từ ngày 5-3, gây tranh cãi trong công chúng. Phim kể về cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt (tức Từ Dụ Hoàng thái hậu - Hồng Đào thủ diễn). Khi trở thành Phủ thiếp của Hoàng tử Miên Tông, Hiệu Nguyệt được yêu thương nhưng cũng nhận lấy nhiều đố kỵ. Sau này, Hiệu Nguyệt đưa con trai Hồng Nhậm lên ngôi hoàng đế, trở thành người phụ nữ quyền lực. Trong đoạn video clip quảng bá phim, một số khán giả nhận định NSƯT Thành Lộc không phù hợp nhân vật vua Thiệu Trị vì thiếu thần thái của bậc quân vương, phần hóa trang bị chê là bộ râu thiếu chân thật. Một dàn nữ diễn viên dự kiến ban đầu: Diễm My 9X, Vân Trang, Kiều Trinh, Hoa hậu Thu Hoài, Việt Trinh đều thay thế bằng các nữ diễn viên: Ngọc Xuyên, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Ngọc Hiệp, Amy Lê Anh, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Nguyễn Trần Khánh Vân. Nam diễn viên trẻ Jun Phạm ban đầu được giao vai Hồng Nhậm lúc trẻ nhưng sau đó vai này lại do Võ Minh Khải thể hiện. Điều này khiến người hâm mộ các nghệ sĩ bị thay thế bày tỏ sự thất vọng. Trước những tranh cãi này, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh giải thích: "Với tôi, nếu không là NSƯT Thành Lộc thì khó ai có thể vào vai vua Thiệu Trị. Với câu chuyện tôi sắp kể, vua Thiệu Trị có nhân dáng một ông vua nhân ái. Một vị vua đáng kính đâu chỉ có trên lưng ngựa đánh Nam dẹp Bắc, oai phong khí thế? Sự khoan hòa của vua Thiệu Trị cũng rất đáng được ca ngợi. Với tôi, vua Thiệu Trị là một nhà thơ, một vị vua hòa ái nhân hậu nho nhã". Đạo diễn này nói thêm việc thay đổi diễn viên trong một dự án là rất bình thường. Nhìn vào dàn diễn viên của "Phượng khấu" sẽ thấy chuyện xếp lịch quay đã là cố gắng lớn. Thay đổi để phù hợp hơn vẫn tốt cho dự án bởi chọn lựa cuối cùng luôn luôn là chọn lựa thích hợp nhất. Sự thích hợp đã bao hàm sự hài hòa và có cái hay của nó. Tranh luận trái chiều luôn là song hành với các tác phẩm nghệ thuật, nhất là phim về các nhân vật có thật. Mỗi khán giả đưa ra yêu cầu riêng của mình như người thích giống hệt về ngoại hình, người thì lại yêu cầu khí chất, hóa thân giống là được vì không phải "sao chép" thiếu sáng tạo, như rối gỗ trên màn ảnh mà cá tính của người diễn viên.

Khó nhọc tìm diễn viên phim nhân vật có thật - Ảnh 1.

NSƯT Thành Lộc vào vai vua Thiệu Trị trong “Phượng khấu”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

"Trăm người mười ý", đây là điều mà nhiều người trong giới nhận định cái khó mà nhà sản xuất phim nhân vật có thật phải đối mặt. "Ê-kíp chúng tôi có quan điểm: Tiên phong trong thể loại dã sử cung đấu là chấp nhận "gạch đá". Chúng tôi không đối đầu với khán giả, luôn lắng nghe và sửa chữa nhưng vẫn có chính kiến của mình" - đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh nêu quan điểm.

Coi trọng diễn xuất hơn

Trong lúc "Phượng khấu" là phim cổ trang cùng các nhân vật lịch sử ít phổ biến nhân dạng vẫn gặp chỉ trích về diễn viên thì dự án điện ảnh "Em và Trịnh" kể về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn càng được quan sát kỹ khâu diễn viên. Mới đây, nhà sản xuất Galaxy M&E thông tin đoàn phim tìm được hai diễn viên thể hiện nhân vật Trịnh Công Sơn qua giai đoạn 19 tuổi và 45 tuổi. Ở giai đoạn 19 tuổi, nam diễn viên được yêu cầu thể hiện được hình ảnh chàng thanh niên xứ Huế mang trong mình tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, nhã nhặn, rụt rè, yêu cái đẹp. Ngoại hình đòi hỏi trông như 19-25 tuổi, người mảnh khảnh, cao từ 1,6 - 1,75 mét, nói giọng Huế hoặc có thể học nói được giọng Huế. Ngoài ra, ứng viên sẽ có lợi thế nếu biết hát, chơi đàn guitar, nói tiếng Pháp. Ở nhân vật Trịnh Công Sơn độ tuổi 45 đòi hỏi diễn viên ứng cử thể hiện được hình ảnh nhạc sĩ tuổi trung niên đã trải qua nhiều biến cố, trầm tư, lịch lãm, nhiều bạn bè vây quanh nhưng cũng có phần cô độc. Phần ngoại hình và lợi thế cũng đòi hỏi tương tự như nhân vật Trịnh Công Sơn 19 tuổi.

Ngoài nhân vật trung tâm, đoàn phim cũng tìm kiếm diễn viên cho dàn nhân vật nữ với những tiêu chí rõ ràng từng người, một vài nhân vật được kèm yêu cầu không chỉnh sửa khuôn mặt. Vào tháng 3-2019 khi dự án được công bố, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh từng thổ lộ: "Chúng tôi cần người ngoại hình na ná nhưng thể hiện được tinh thần lãng mạn, dịu dàng, chỉn chu trong cuộc sống, đam mê nghệ thuật". Đạo diễn này cho biết thêm đối với anh, phần tinh thần quan trọng hơn ngoại hình bởi khó có thể tìm được người giống hệt nhân vật 100%. Điều quan trọng là người được chọn phải biết diễn xuất và lột tả được tính cách nhân vật để khi xuất hiện trên màn ảnh rộng khiến khán giả tin đó là nhân vật. Nhiều người trong giới cho rằng làm phim về nhân vật có thật cần diễn viên vừa có ngoại hình gần giống và khả năng diễn xuất tốt. "Nếu chỉ giống ngoại hình mà diễn dở hoặc ngược lại thì rất khó cho đoàn phim. Một diễn viên "dung hòa" được hai yếu tố trên là chọn lựa thích hợp nhất. Ngoài ra, diễn viên phải đồng tuổi với nhân vật bởi sân khấu thì già hóa trẻ và ngược lại được, còn trên màn ảnh rộng hóa trang dễ gây cảm giác giả tạo" - nhà báo Cát Vũ nhận định.

Biên kịch Thanh Hương cho rằng việc tìm kiếm gương mặt mới hoàn toàn để giúp khán giả tin hơn vào nhân vật được thể hiện trên màn ảnh là sự mạo hiểm. Nếu may mắn, đoàn phim có được gương mặt mới diễn xuất tốt giới thiệu với khán giả nhưng nếu ngược lại, tác phẩm có thể bị hủy hoại vì quyết định mạo hiểm này. Nhìn chung, phim Việt phát triển và ngày càng nhiều những thử nghiệm đủ các thể loại. Phim về các nhân vật có thật, chân dung nhân vật âm nhạc, văn học... được dự đoán là xu hướng trong tương lai gần của điện ảnh Việt khi đề tài tìm về giá trị văn hóa đặc trưng ngày càng nhiều, đòi hỏi ê-kíp sản xuất phải dụng công. 

Dung hòa giữa các yếu tố

Nhân vật có thật trong lịch sử hoặc chân dung nhân vật âm nhạc, văn học... lên màn ảnh thế giới khá nhiều nhưng Việt Nam lại rất ít. Vì thế, khi tác phẩm thể loại này sắp ra mắt, nhiều tranh cãi nổ ra quanh vấn đề diễn viên giống hay khác so với nhân vật. Việc giống thế nào, giống bao nhiêu phần trăm và giống ngoại hình hay chỉ cần khí chất... sẽ là thước đo để không ít khán giả phàn nàn đạo diễn, nhà sản xuất.

Một người giống ngoại hình nhưng chưa chắc có thể biết diễn và hóa thân tốt vào nhân vật mình thể hiện. Tuy nhiên, một người chỉ tương tự ngoại hình, nhờ công nghệ hóa trang kết hợp với khả năng diễn xuất, có thể hóa thân tốt vào nhân vật. Nhiều người trong giới cho rằng biết "dung hòa" giữa các yếu tố sẽ dễ hơn cầu toàn một khía cạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo